Lại đổi tên, và lần này "xe buýt" thành "xe khách thành phố"!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xe buýt sẽ được đổi tên thành "xe khách thành phố"- đề xuất của Bộ GTVT trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi. Tại sao và để làm gì? Không rõ.

 

Bộ GTVT muốn đổi tên xe buýt thành xe khách thành phố, như trước đây muốn đổi trạm thu phí thành trạm thu giá, rồi trạm thu tiền. Ảnh Hải Nguyễn
Bộ GTVT muốn đổi tên xe buýt thành xe khách thành phố, như trước đây muốn đổi trạm thu phí thành trạm thu giá, rồi trạm thu tiền. Ảnh Hải Nguyễn


Khi bản dự thảo với chi tiết đổi tên được đưa ra các hội thảo góp ý, ngay lập tức nó đã nhận được sự phản đối... khi mà thuật ngữ này quá lạ lẫm với người dân, không gần gũi với thực tiễn.

Phát triển xe buýt như một dịch vụ công cộng để giảm tải ùn tắc, khuyến khích thói quen sử dụng phương tiện công cộng trong dân đang luôn là một nan đề.

Và kết quả, ở cả Hà Nội và TPHCM đang là những thất bại thảm hại.

Ở Hà Nội, xe buýt phát triển chưa nổi 1% mỗi năm, chỉ đáp ứng được có 16% nhu cầu đi lại của dân. Tốc độ vận hành ngày càng giảm khi đại đa số các tuyến đều chậm từ 10-20 phút. Còn BRT, nó thật sự là một cơn ác mộng cho các tuyến đường khi vừa không làm giảm tải, thậm chí, trở thành một trong những nguyên nhân gây ùn tắc.

Ở TPHCM, xe buýt đã đến mức “nguy kịch” với nhiều tuyến mỗi chuyến chỉ lèo tèo vài khách. Không ít doanh nghiệp xe buýt lay lắt, dặt dẹo đến mức ngừng hoạt động.

Phương tiện giao thông công cộng phổ biến nhất thế giới nhưng lại gần như “chết đứng” ở Việt Nam. Và nói như TS Lương Hoài Nam, xe buýt chết đồng nghĩa giao thông công cộng cũng chết.

Và giờ, bộ GTVT muốn... đổi tên.

Nhớ năm ngoái, dư luận xã hội bùng nổ chỉ trích khi cũng Bộ GTVT loay hoay với màn đuổi hình bắt chữ, từ “trạm thu phí”, sang “trạm thu giá”, rồi “trạm thu tiền”, rồi lại về "trạm thu phí".

Sáng nay, báo chí đưa một bản tin tưởng nhỏ, nhưng hàm chứa trong nó thất bại rất lớn của một chủ trương: Hai đoạn cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu theo hình thức xã hội hóa (PPP) đã không có nổi một đơn vị tham gia đấu thầu.

Nếu xã hội hoá các nguốn vốn đầu tư là một chủ trương nhất quán, xuyên suốt nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn thì việc 2 đoạn cao tốc trọng yếu - được xác định hình thức PPP ngay từ đầu - không có bất cứ nhà đầu tư nào đoái hoài đang cho thấy rất rõ trách nhiệm của Bộ GTVT.

Thu phí tự động không dừng liên tục "delay". Tàu Cát Linh - Hà Đông chưa biết bao giờ mới chạy. Và BOT thì chưa bao giờ thôi nóng.

Người dân cần nhiều hơn sự quyết đoán của tư lệnh ngành giao thông, để giải toả những điểm nghẽn trong phát triển hạ tầng, để giảm bớt bức xúc trong dân, chứ dân đâu cần "chơi chữ".

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/lai-doi-ten-va-lan-nay-xe-buyt-thanh-xe-khach-thanh-pho-842729.ldo

Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.