Kỷ vật của mẹ: Chiếc lư hương và cây đèn dầu làm ám hiệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không chỉ hiến dâng những đứa con thương yêu, các mẹ còn là những người chở che, cảnh giới cho bộ đội như lời bài hát Huyền thoại mẹ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Mẹ về đứng dưới mưa/Che đàn con nằm ngủ/Canh từng bước chân thù/Mẹ ngồi dưới cơn mưa”...

Lư hương bằng phụ tùng máy bay

 

Cây đèn dầu được Mẹ VN anh hùng Lê Thị Trị hiến tặng cho bảo tàng.
Cây đèn dầu được Mẹ VN anh hùng Lê Thị Trị hiến tặng cho bảo tàng.

Mẹ Văn Thị Thừa (sinh năm 1915, ở xã Duy An, nay là TT.Nam Phước, H.Duy Xuyên, Quảng Nam) là một trong số ít mẹ VN anh hùng được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Năm 1967, mẹ Thừa cùng lúc phải gánh chịu 3 cái tang, chồng (Nguyễn Thừa) và 2 con trai (Nguyễn Thứ, Nguyễn Y) đã ngã xuống trong trận chiến ác liệt tại địa bàn lân cận thuộc H.Quế Sơn. Chỉ 1 năm sau, đến lượt 2 con trai Nguyễn Nuôi và Nguyễn Yên cũng hy sinh. Cuối đời, mẹ chỉ còn một cháu gái gọi bà nội phụng dưỡng.

Ông Lê Trung Chường kể ông về làm cháu rể và cùng vợ chăm sóc cho mẹ Thừa từ năm 1987. Từ lúc đó cho đến khi mẹ Thừa mất năm 1994, ông thường được bà kể lại nhiều câu chuyện thời kỳ làm giao liên, đào hầm nuôi giấu cán bộ... “Khi còn sống, bà hay đem chiếc lư hương ra lau chùi rồi kể chính nhờ chiếc lư hương đó mà nhiều bộ đội, cán bộ tránh bị bắt bớ”, ông Chường tiếp lời. Một người con trai của mẹ mang về một bộ phận của máy bay, thấy bên trong rỗng ruột, bà liền dùng làm lư hương đặt trước nhà.

Hồi đó, nhà mẹ Thừa ở sát cánh đồng, gần bờ sông (Phước Mỹ 3, TT.Nam Phước ngày nay), nơi ẩn nấp và di chuyển của nhiều bộ đội trong và sau chiến dịch Mậu Thân (1968). Để cảnh báo có địch càn quét, lùng sục, mẹ Thừa đã nghĩ ra cách dùng hương đốt lên để làm ám hiệu. Những đêm đông quân địch vào làng, bà liền dùng một nắm hương lớn đem đốt rồi cắm vào lư hương này. Bà ngầm quy ước, nếu giặc đi ít thì sẽ thắp ít hương, không thắp hương là lúc an toàn. Nhờ đó, rất nhiều đoàn cán bộ, du kích thoát hiểm, tránh va chạm với quân địch những lúc không cần thiết.

Hiện lư hương đang được trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ VN (Hà Nội).

Cây đèn dầu qua 2 cuộc chiến

Theo tài liệu do Bảo tàng Mẹ VN anh hùng (Quảng Nam) cung cấp, cây đèn dầu đã trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và người gìn giữ trao lại cho bảo tàng là Mẹ VN anh hùng Lê Thị Trị (thôn Thanh Quýt, xã Điện Thắng Trung, TX.Điện Bàn, Quảng Nam). Mẹ Trị chính là con gái cả của mẹ Nguyễn Thị Thứ - bà mẹ tiêu biểu có 9 con trai liệt sĩ và là nguyên mẫu của tượng mẹ VN anh hùng ở Quảng Nam. Con rể và 2 cháu ngoại của mẹ Thứ cũng là liệt sĩ, trong khi mẹ Trị cũng có chồng và 2 con gái hy sinh.

 

Mẹ Việt Nam anh hùng Văn Thị Thừa.
Mẹ Việt Nam anh hùng Văn Thị Thừa.

Khi các em trai lên đường chiến đấu, bà Trị ở nhà cùng mẹ Thứ đào 5 căn hầm bí mật trong vườn nhà để nuôi giấu cán bộ, bộ đội, du kích quân giải phóng miền Nam. Khi những đứa em trai, chồng và 2 con gái lần lượt hy sinh, ở nhà bà cùng mẹ ruột (mẹ Thứ) nén đau thương để tiếp tục đấu tranh. Hồi đó, trong vườn nhà, lúc không có quân địch, hai người tìm cách mở hé cửa hầm cho cán bộ bên dưới hít thở không khí trong lành. Khi có động, các mẹ vờ đi lùa bò để chỉnh sửa lại miệng hầm.

Cũng bởi những căn hầm nằm trong vườn nhà, nên mẹ Trị đã tìm cách báo tin thời điểm an toàn để các anh ra ngoài. Mẹ sử dụng cây đèn dầu để ra ám hiệu. Vào ban đêm, hễ nhìn vào bàn thờ trong nhà, thấy ngọn đèn được thắp sáng thì các anh có thể yên tâm hoạt động. Ngược lại, khi đèn không được chong lên, chính là lúc quân địch đang lùng sục. Cũng với ngọn đèn này, mẹ Trị và mẹ Thứ đã “đưa đường dẫn lối” cho không biết bao nhiêu cán bộ, du kích ẩn nấp trong vườn nhà. Năm 2016, cây đèn được đưa về bảo tàng thuộc quần thể tượng đài Mẹ VN anh hùng để giới thiệu đến đông đảo công chúng.

Hoàng Sơn/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.