Kỳ thú săn nấm rừng thông Đà Lạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hàng trăm loại nấm rừng rất ngon và nhiều dinh dưỡng mà thiên nhiên ban tặng cho TP Đà Lạt.
.
Kỳ thú săn nấm rừng có một không hai ở Đà Lạt
Theo người dân địa phương cho biết, sau những cơn mưa nặng hạt đầu mùa, sáng hôm sau trời ửng nắng thì đó là lúc các loại nấm trong rừng đua nhau mọc lên. Và cũng chỉ đợi như thế, người dân địa phương đua nhau vào rừng hái nấm cải thiện bữa ăn và để có thu nhập vì các loại nấm ở đây có giá rất cao, giao động từ 700.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/kg tùy theo từng loại nấm.
Theo chân anh Huân đi săn nấm rừng ở Đà Lạt.
Theo chân anh Huân đi săn nấm rừng ở Đà Lạt.
Theo chân anh Nguyễn Quốc Huân (47 tuổi, ngụ TP Đà Lạt), người có hơn 35 năm kinh nghiệm hái nấm, chúng tôi lang thang hàng chục km trên những cánh rừng thông để săn đặc sản nấm rừng. "Nấm rừng thông ăn rất ngon. Đến mức quên cả no luôn đấy nhé" - anh Huân ví von.
Niềm vui của anh Huân khi phát hiện ổ nấm công rất ngon vừa nhú lên.
Niềm vui của anh Huân khi phát hiện ổ nấm công rất ngon vừa nhú lên.
Trong rừng thông tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) có đến hàng trăm loại nấm các loại. Mỗi loại có những đặc điểm, màu sắc bên ngoài khác nhau. Chính vì vậy, việc lấy được nấm rừng về chế biến làm thức ăn thì người lên rừng phải có kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết nhất định về nấm.
Theo anh Huân, anh bắt đầu đi hái nấm rừng từ những năm 1986. Lúc này anh chỉ mới hơn 10 tuổi. Anh thường theo chân cha vào rừng tìm củi, hái nấm. Thời điểm đó, anh chỉ được cha chỉ cho cách nhận biết 3 loại nấm. Đến giờ, sau 35 năm đi hái nấm rừng, anh có thể nhận biết hàng trăm loại nấm.
“Tôi có một sở thích có lẽ ít người có được là rất mê đi săn nấm trong rừng. Có những lúc vì quá ham hái nấm, mải mê trong rừng đến tối cũng không muốn về. Thấy nấm là cứ đi, không biết dừng lại. Đến khi tối không thấy nấm nữa, nhìn xung quanh thì không biết mình đang ở quả đồi nào. Thế nhưng, do mình ở đây lâu nên chưa bị lạc bao giờ” – anh Huân chia sẻ.
“Tôi có một sở thích có lẽ ít người có được là rất mê đi săn nấm trong rừng. Có những lúc vì quá ham hái nấm, mải mê trong rừng đến tối cũng không muốn về. Thấy nấm là cứ đi, không biết dừng lại. Đến khi tối không thấy nấm nữa, nhìn xung quanh thì không biết mình đang ở quả đồi nào. Thế nhưng, do mình ở đây lâu nên chưa bị lạc bao giờ” – anh Huân chia sẻ.

Đây là nấm hoa đá, một loại nấm rừng ở Đà Lạt rất khó gặp.
Đây là nấm hoa đá, một loại nấm rừng ở Đà Lạt rất khó gặp.
Tuy nhiên, rất may mắn chúng tôi đi săn nấm lần này thì bắt gặp một ổ nấm hoa đá (một đám nấm mọc gần nhau). Loại nấm này rất thơm, có hình thù giống như san hô. Khi nấu lên sẽ rất ngọt và dai như thịt gà.
Tuy nhiên, rất may mắn chúng tôi đi săn nấm lần này thì bắt gặp một ổ nấm hoa đá (một đám nấm mọc gần nhau). Loại nấm này rất thơm, có hình thù giống như san hô. Khi nấu lên sẽ rất ngọt và dai như thịt gà.
Nấm gan, một loại nấm rừng rất phổ biến trong những cánh rừng thông tại Đà Lạt.
Nấm gan, một loại nấm rừng rất phổ biến trong những cánh rừng thông tại Đà Lạt.
Nấm gan là loại nấm rất đặc biệt, bên trên màu xám, bên dưới màu vàng. Khi chúng ta cà lên lớp vỏ bên dưới cánh nấm thì lập tức màu vàng sẽ chuyển qua màu tím.
Nấm gan là loại nấm rất đặc biệt, bên trên màu xám, bên dưới màu vàng. Khi chúng ta cà lên lớp vỏ bên dưới cánh nấm thì lập tức màu vàng sẽ chuyển qua màu tím.
Nấm trứng gà, loại nấm rừng có hình thù giống quả trứng gà, ăn rất ngọt và béo.
Nấm trứng gà, loại nấm rừng có hình thù giống quả trứng gà, ăn rất ngọt và béo.
Tuy nhiên theo anh Huân, phải là người kinh nghiệm mới đảm bảo không hái trúng nấm độc. Nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ. Anh Huân kể: "Có một lần tôi đi hái nấm rừng, thấy một ổ nấm rất lớn. Bên ngoài chúng rất giống nấm sữa. Nhưng do thấy nhiều nên tôi nếm thử một chút, ngay sau đó có cảm giác tê tê đầu lưỡi. biết là nấm độc nên tôi nhả ra ngay. Sau này mới biết đây là nấm vôi, khá độc".
Theo anh Huân, những loại nấm rừng nào càng đẹp, càng sặc sỡ và có vẻ ngoài bắt mắt thì chúng càng độc. Vì vậy, đối với những người không biết tuyệt đối không nên hái về nấu, sẽ gây ngộ độc, tử vong.
Một cây nấm xơ mít rất to.
Một cây nấm xơ mít rất to.
Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, nếu muốn biết loại nấm nào có độc, loại nào không độc, loại nào ăn được chỉ cần cho vào nước muối ngâm cùng với ớt. Nếu sau đó mà những trái ớt bị nổ tức là nấm độc. Ngược lại, không có hiện tượng gì xảy ra thì đó là nấm ăn được.
Theo Đình Thi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

null