Kỳ diệu văn hóa Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bác Hồ nói một câu như tổng kết về vai trò và trách nhiệm của văn hóa trong tiến trình phát triển của dân tộc, của quốc dân Việt Nam: "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi".

Câu nói ngắn gọn và đặc biệt sâu sắc ấy đã thể hiện vai trò và tầm vóc của văn hóa đối với đời sống của một dân tộc. "Văn hóa còn thì dân tộc còn", đó là nói về sự tồn tại của một dân tộc khi dân tộc ấy gìn giữ được văn hóa của mình.

Từ sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và 2 hội thảo quốc gia trong năm 2022: "Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới" và "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa", thì năm 2023 này kỷ niệm 80 năm bản Đề cương về Văn hóa Việt Nam ra đời năm 1943 một lần nữa nhấn mạnh vai trò của văn hóa đối với sự tồn tại và phát triển của một dân tộc, một quốc gia.

Dân tộc Việt Nam sở dĩ "chiến thắng được nhiều đế quốc (xâm lược) to" chính là nhờ chúng ta giữ gìn được văn hóa dân tộc mình từ hàng nghìn năm nay. Từ trong lịch sử, đã bao lần kẻ ngoại xâm muốn thủ tiêu nền văn hóa Việt Nam bằng nhiều hình thức, bằng cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm, nhưng đã thất bại. Văn hóa Việt Nam còn, và dân tộc Việt Nam còn.

Đã tới lúc chúng ta nhìn lại và đánh giá cả một quá trình bảo vệ, gìn giữ và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam, để thấu hiểu vai trò của văn hóa dân tộc trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội, trong sự phát triển các hệ giá trị của cộng đồng, trong ý thức về nguồn gốc tổ tiên người Việt, vì sao người Việt không thể bị đồng hóa, không thể bị mai một, không thể bị chia cắt thành nhiều mảnh vụn, mà luôn giữ được một khối các dân tộc đoàn kết, luôn bảo vệ được bản sắc của mình dù trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc.

Đất nước chúng ta phát triển được như hôm nay, dân tộc chúng ta kết đoàn được như hôm nay, đó là nhờ ý chí của cả dân tộc này. Mà ý chí ấy nuôi dưỡng được, bảo tồn được, vụt sáng được chính là nhờ dân tộc chúng ta gìn giữ được văn hóa Việt Nam.

Chúng ta vừa vĩnh biệt nhà thơ, dịch giả Dương Tường, người đã thuộc lòng toàn bộ Truyện Kiều từ khi còn nhỏ; và lúc đã 87 tuổi, nhà thơ Dương Tường đã bắt đầu thực hiện nung nấu dịch Truyện Kiều ra tiếng Anh. Đó là cú "vượt Trường Sơn" kinh khủng của một nhà văn hóa, một nhà thơ, một nghệ sĩ khi đã bước vào những năm cuối cuộc đời mình ở tuổi "xưa nay hiếm".

Nhà thơ Dương Tường thổ lộ: "Nhiều lần, tôi định bỏ cuộc vì không thể nhìn nổi gì. Những lúc như vậy, tôi nhắm nghiền mắt rồi trấn an, tự động viên bản thân. Một lát sau, tôi mở mắt ra và lại nhìn được nét chữ. Đó là một trải nghiệm kỳ diệu", dịch giả nói. Dương Tường ví hai năm dịch sách như cuộc phiêu lưu cuối đời ông.

Và nhà thơ Dương Tường đã hoàn thành bản dịch tiếng Anh, một "Truyện Kiều" sống lại dưới một ngôn ngữ khác từ khát khao quyết liệt của một người đã cập kề tuổi 90.

Văn hóa Việt Nam không chỉ còn, mà đã có thể lan tỏa ra thế giới từ ý chí và quyết tâm gìn giữ, lan tỏa của những con người cụ thể như thế.

Mỗi người dân Việt, tùy theo lực của mình, đều có thể góp phần bảo vệ và lan tỏa văn hóa Việt Nam. Và khi đó, "văn hóa soi đường cho quốc dân đi" vì cả quốc dân đều góp phần thắp sáng ngọn đuốc văn hóa Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

(GLO)- Có những lời xin lỗi khiến người ta cảm động, song cũng có những lời xin lỗi mãi mãi không nhận được sự chia sẻ. Trường hợp của MC Bích Hồng-gương mặt từng quen thuộc trên sóng SCTV-là một ví dụ rõ ràng. Lời xin lỗi cô đưa ra không mang lại cảm thông mà chỉ khoét sâu thêm nỗi thất vọng.

Vì việc chọn người

Vì việc chọn người

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh đề nghị phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác, liên quan đến vấn đề sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và nhân sự Đại hội đảng bộ các cấp.

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.