Kon Tum yêu cầu xử lý ô nhiễm tại bãi rác huyện Ngọc Hồi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum yêu cầu tăng cường phun chế phẩm sinh học xử lý ruồi, hạn chế mùi hôi phát sinh nhằm ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm môi trường do bãi rác ở huyện Ngọc Hồi gây ra.
 
Khu xử lý rác thải cũ của huyện Ngọc Hồi đã quá tải, gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Dư Toán/TTXVN
Khu xử lý rác thải cũ của huyện Ngọc Hồi đã quá tải, gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Dư Toán/TTXVN
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum vừa có Báo cáo số 115/BC-STNMT về kết quả kiểm tra, xác minh thông tin bãi rác huyện Ngọc Hồi gây ô nhiễm mà phóng viên TTXVN phản ánh.
Qua đó, Sở yêu cầu các cơ quan chức năng của huyện Ngọc Hồi khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm do bãi rác này gây ra trong thời gian chờ công trình Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Ngọc Hồi đi vào hoạt động.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum yêu cầu Trung tâm Môi trường và Dịch vụ đô thị huyện Ngọc Hồi khẩn trương dập tắt lửa đang cháy âm ỉ tại bãi rác; tập kết rác đúng vị trí, tăng cường phun chế phẩm sinh học xử lý ruồi, hạn chế mùi hôi phát sinh nhằm ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm môi trường do bãi rác gây ra.
Bên cạnh đó, Sở giao Phòng Kinh tế và Hạ tầng phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ngọc Hồi, Ủy ban Nhân dân xã Đăk Kan thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động xử lý rác của Trung tâm Môi trường và Dịch vụ đô thị huyện Ngọc Hồi theo đúng quy định.
Trong thời gian chờ Dự án xây dựng công trình Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Ngọc Hồi đi vào hoạt động, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum đề nghị Ủy ban Nhân dân huyện Ngọc Hồi có phương án chuyển rác thải sinh hoạt phát sinh mới trên địa bàn huyện về Nhà máy xử lý chất rắn Đăk Hà để xử lý, giảm thiểu việc phát sinh ô nhiễm.
Sở đề nghị Ủy ban Nhân dân huyện Ngọc Hồi xây dựng kế hoạch để đóng cửa bãi rác tại thôn 2, xã Đăk Kan - cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Trước đó, tháng 1/2022, phóng viên TTXVN đã phản ánh tình trạng bãi rác huyện Ngọc Hồi (thôn 2, xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi) gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sức khỏe của người dân sinh sống của người dân ở thôn 2, xã Đăk Kan.
Một điều đáng báo động là bãi rác này chỉ cách khu dân cư khoảng 300m. Dù tỉnh Kon Tum đã phê duyệt xây dựng Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn huyện Ngọc Hồi song theo dự kiến phải đến tháng 7/2023, công trình này mới được đưa vào hoạt động.
Sau khi có thông tin phản ánh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum đã tiến hành kiểm tra và xác định tại bãi rác huyện Ngọc Hồi, rác thải được đổ tập trung thành đống, đang được san ủi theo sườn taluy xuống vực để phân hủy tự nhiên, không có hệ thống xử lý nước rỉ rác. Tại bãi rác có dấu hiệu đốt rác lộ thiên phát sinh khói thải gây ô nhiễm không khí.
Tại thời điểm kiểm tra, khu vực bãi rác bốc hôi, có ruồi với mật độ khá nhiều; Trung tâm Môi trường và Dịch vụ đô thị huyện Ngọc Hồi đang phun nước để dập tắt các đám cháy tại bãi rác.
Theo Dư Toán (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null