Kon Tum: Tiếp nhận, thả về rừng nhiều động vật hoang dã

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, từ năm 2018 đến nay, các đơn vị thuộc Chi cục đã tiếp nhận 326 cá thể động vật hoang dã; qua đó, thả về tự nhiên và chuyển giao cho các Vườn Quốc gia gần 300 cá thể, số còn lại do các đơn vị tiếp tục chăm sóc.

Cụ thể, trong số động vật hoang dã được các đơn vị thuộc Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận, có gần 50 cá thể do người dân tự giao nộp. Số còn lại là tang vật của các vụ án vận chuyển trái phép động vật hoang dã. Động vật hoang dã được tiếp nhận chủ yếu là các loại rùa, kỳ đà, tê tê, khỉ, voọc...

Cá thể tê tê. Ảnh minh họa

Cá thể tê tê. Ảnh minh họa

Mới đây nhất, cuối tháng 2/2023, Hạt Kiểm lâm thành phố Kon Tum đã tiếp nhận một cá thể Khỉ đuôi lợn thuộc nhóm IIB (nhóm động vật rừng nguy cấp, quý hiếm) do người dân tự nguyện giao nộp.

Ông Phùng Minh Tân, phường Duy Tân, thành phố Kon Tum (người giao nộp cá thể khỉ) cho biết, năm 2014, cá thể khỉ còn nhỏ đi lạc vào nhà ông. Trong thời gian nuôi nhốt cá thể khỉ này, gia đình ông chưa tìm hiểu về các quy định liên quan đến việc nuôi nhốt động vật hoang dã và không biết đây là loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Sau khi được cơ quan Kiểm lâm giải thích, hướng dẫn, gia đình ông xin tự nguyện giao nộp cho cơ quan chức năng để cứu hộ, chăm sóc và thả về tự nhiên.

Ngay sau khi tiếp nhận, Hạt Kiểm lâm thành phố Kon Tum cùng ông Phùng Minh Tân đã chuyển giao cá thể Khỉ đuôi lợn cho Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và du lịch sinh thái thuộc Vườn Quốc gia Chư Mom Ray để cứu hộ, chăm sóc và thả về lại môi trường tự nhiên theo quy định.

Cá thể Khỉ đuôi lợn này cũng là động vật hoang dã đầu tiên được các đơn vị thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum tiếp nhận trong năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.