Kon Tum sẽ gửi mẫu xét nghiệm sâm Ngọc Linh nếu nghi ngờ hàng nhái, giả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum thành lập tổ thẩm định sâm nhằm phát hiện sâm Ngọc Linh nhái, giả, sâm kém chất lượng trà trộn vào phiên chợ sâm tới đây.

Củ tam thất giả sâm Ngọc Linh. Ảnh: T.T
Củ tam thất giả sâm Ngọc Linh. Ảnh: T.T
Ngày 16.4, UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, đang xúc tiến mở phiên chợ “sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với du lịch năm 2022”. Dự kiến phiên chợ sẽ được tổ chức từ ngày 24-26.4.2022 tại quảng trường Trung tâm huyện Tu Mơ Rông. Đây là chuỗi sự kiện nằm trong chương trình Diễn đàn du lịch “Kon Tum tiềm năng và triển vọng”.
Phiên chợ Sâm Ngọc Linh dự kiến có trên 44 gian hàng trưng bày, giới thiệu về các sản phẩm sâm Ngọc Linh, các loại dược liệu của các xã, Hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum và các đơn vị sản xuất, kinh doanh của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam…
Huyện Tu Mơ Rông sẽ tổ chức các hoạt động: Hội thảo sâm Ngọc Linh, các loại dược liệu huyện Tu Mơ Rông-Tiềm năng và cơ hội để bàn các giải pháp phát triển dược liệu, du lịch; Diễn đàn Sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với du lịch-cơ hội thoát nghèo; Tổ chức tour du dịch trải nghiệm Chinh phục Quốc Bảo - Báu vật đại ngàn - Chinh phục núi Ngọc Linh.
Tham quan vườn sâm Ngọc Linh, Khu Căn cứ Tỉnh ủy, Thác Y Hai (xã Măng Ri), Thác Tea Prông (xã Tê Xăng) và tour Chinh phục Thác “Siu Puông” huyền thoại (xã Đăk Na)… với khoảng 400 du khách của các đoàn Caravan ở tỉnh Bình Dương, Thành phố Hồ chí Minh, Đà Nẵng…
Phiên chợ sâm nhằm giới thiệu, quảng bá về sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu khác đến các du khách và các nhà đầu tư. Qua đó, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã, cơ sở sản xuất tìm hiểu kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dược liệu, sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc hữu.
Để phòng ngừa tình trạng sâm Ngọc Linh giả, nhái kém chất lượng, theo ông Võ Trung Mạnh – Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, huyện thành lập tổ thẩm định sâm với các thành viên có kinh nghiệm quan sát, hiểu biết về sâm. Nếu phát hiện sâm nhái, giả thì niêm phong sản phẩm gửi đi xét nghiệm gen, chi phí thì doanh nghiệp phải chịu.
“Đối với sâm củ tham gia phiên chợ phải có xác nhận của chính quyền thôn xã, nơi vùng trồng sâm. Bởi hiện tại máy móc, thiết bị xét nghiệm gen tại chỗ thì huyện chưa có khả năng”, ông Mạnh nói.  
Huyện Tu Mơ Rông cũng sẽ xúc tiến sớm việc cấp tem cho các doanh nghiệp để dễ dàng truy xuất nguồn gốc. Huyện chỉ đạo ngành chức năng rà soát lại toàn bộ các doanh nghiệp trồng sâm trên địa bàn, các doanh nghiệp liên kết với người dân để trồng sâm nhằm đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ của sâm khi tham gia phiên chợ.
Theo Thanh Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null