Kon Tum: Khai mạc triển lãm Mùa giữ rẫy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 14-12, Ban Tổ chức Tuần lễ Văn hóa-Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 4 năm 2018 khai mạc Triển lãm Di sản Văn hóa, trình diễn cây nêu và không gian mùa giữ rẫy; trải nghiệm các trò chơi dân gian.
Trong thời gian từ ngày 14 đến ngày 17-12, triển lãm trưng bày, giới thiệu hiện vật nông cụ, tượng gỗ; trình diễn các nghề thủ công truyền thống làm gốm, nhuộm, dệt, đan lát, rèn, chế tác nhạc cụ. Trình diễn cây nêu truyền thống của 7 dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum; tái hiện rẫy lúa và tổ hợp hình nộm đuổi chim, thú trên rẫy; dựng suối nhân tạo, chế tác đàn T’rưng nước và tổ hợp biểu tượng mỹ thuật có liên quan đến mùa giữ rẫy.
Đông đảo du khách đến tham quan triển lãm. Ảnh: Sơn Tùng
Đông đảo du khách đến tham quan triển lãm. Ảnh: Sơn Tùng
Ngoài ra còn có nhiều hoạt động hấp dẫn khác như: Dựng máng nước và tái hiện lễ hội cúng máng nước. Trải nghiệm các trò chơi dân gian: Đánh đu, đi cầu khỉ; cầu bập bênh; cà kheo, leo cột trơn, đẩy gậy, nhảy bao bố…
Trong dịp này, Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh Kon Tum cũng phối hợp tổ chức đợt triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh với chủ đề “Đất và người Kon Tum”, trưng bày, giới thiệu hơn 100 tác phẩm của các họa sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh tỉnh Kon Tum.
Triển lãm là một trong các hoạt động phong phú của Tuần lễ Văn hóa-Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 4 năm 2018. Đến với triển lãm du khách và người dân sẽ được cảm nhận, trải nghiệm một không gian văn hóa, lễ hội đặc sắc của các dân tộc trên dãy Trường Sơn-Tây Nguyên hùng vĩ.
Sơn Tùng

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.