Triển lãm gốm cổ Champa Bình Định: Nhiều góc nhìn về các đền tháp Champa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng vừa tổ chức trưng bày 2 chuyên đề Triển lãm Gốm Champa và triển lãm ảnh kết nối Đền tháp Champa Nam Trung Bộ.

Triển lãm đã chọn gần 80 hiện vật gồm 3 loại hình cơ bản: Gốm trang trí kiến trúc; gốm trang trí kiến trúc đền tháp và gốm gia dụng tráng men khai quật trong các khu lò gốm cổ Champa Bình Định.
Triển lãm đã chọn gần 80 hiện vật gồm 3 loại hình cơ bản: Gốm trang trí kiến trúc; gốm trang trí kiến trúc đền tháp và gốm gia dụng tráng men khai quật trong các khu lò gốm cổ Champa Bình Định.
 Trong đó, hiện vật có niên đại sớm nhất là bộ sưu tập gốm đất nung trang trí kiến trúc, các ngói âm dương, đầu ngói ống khai quật tại di tích Thành Cha có niên đại thế kỷ IV-VI.
Trong đó, hiện vật có niên đại sớm nhất là bộ sưu tập gốm đất nung trang trí kiến trúc, các ngói âm dương, đầu ngói ống khai quật tại di tích Thành Cha có niên đại thế kỷ IV-VI.
Góc trưng bày các mẫu vật gốm Champa Bình Định.
Góc trưng bày các mẫu vật gốm Champa Bình Định.
 Bộ sưu tập phù điêu gốm đất nung trang trí kiến trúc đền tháp như: voi, sư tử, kala, tai lửa từ niên đại thế kỷ XII khai quật tại phế tích Lai Nghi, tháp Bánh Ít.
Bộ sưu tập phù điêu gốm đất nung trang trí kiến trúc đền tháp như: voi, sư tử, kala, tai lửa từ niên đại thế kỷ XII khai quật tại phế tích Lai Nghi, tháp Bánh Ít.
 Một đầu ngói ống lợp diềm mái trang trí mặt sư tử tinh xảo có niên đại từ khoảng thế kỷ IV-VI tại di tích Thành Cha.
Một đầu ngói ống lợp diềm mái trang trí mặt sư tử tinh xảo có niên đại từ khoảng thế kỷ IV-VI tại di tích Thành Cha.
Phù điêu voi có niên đại từ thế kỷ XII được khai quật từ phế tích tháp Lai Nghi.
Phù điêu voi có niên đại từ thế kỷ XII được khai quật từ phế tích tháp Lai Nghi.
 Một du khách nước ngoài đến tham quan buổi triển lãm
Một du khách nước ngoài đến tham quan buổi triển lãm
Bên cạnh đó, còn có những hiện vật xuất hiện muộn hơn như bộ sưu tập gốm tráng men độc đáo đã từng xuất hiện trên thị trường thế giới trong giai đoạn thế kỷ XIV-XV.
Bên cạnh đó, còn có những hiện vật xuất hiện muộn hơn như bộ sưu tập gốm tráng men độc đáo đã từng xuất hiện trên thị trường thế giới trong giai đoạn thế kỷ XIV-XV.
Bình Định là vùng đất gắn liền với lịch sử vương quốc Champa thời kỳ Vijay. Từ thế kỉ XI đến thế kỷ XV, nơi đây là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của vương quốc Champa ở miền Trung Việt Nam. Hệ thống di sản văn hóa Champa ở Bình Định rất phong phú, đa dạng gồm: Thành lũy, đền tháp, cảng thị và các khu sản xuất gốm.
Bình Định là vùng đất gắn liền với lịch sử vương quốc Champa thời kỳ Vijay. Từ thế kỉ XI đến thế kỷ XV, nơi đây là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của vương quốc Champa ở miền Trung Việt Nam. Hệ thống di sản văn hóa Champa ở Bình Định rất phong phú, đa dạng gồm: Thành lũy, đền tháp, cảng thị và các khu sản xuất gốm.
Bên cạnh các hệ thống di sản văn hóa Champa nổi tiếng, Bình Định còn có 6 trung tâm sản xuất gốm đó là Gò Sành (Nhơn Hòa, An Nhơn), Trường Cửu (Nhơn Lộc, An Nhơn), Gò Cây Me (Nhơn Mỹ, An Nhơn), Gò Hời, Gò Ké, Gò Giang (Tây Vinh, Tây Sơn).
Bên cạnh các hệ thống di sản văn hóa Champa nổi tiếng, Bình Định còn có 6 trung tâm sản xuất gốm đó là Gò Sành (Nhơn Hòa, An Nhơn), Trường Cửu (Nhơn Lộc, An Nhơn), Gò Cây Me (Nhơn Mỹ, An Nhơn), Gò Hời, Gò Ké, Gò Giang (Tây Vinh, Tây Sơn).
Ngoài ra, bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng còn kết hợp tổ chức Triển lãm ảnh Kết nối đền tháp Champa Nam Trung Bộ giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước 120 bức ảnh dưới nhiều góc nhìn về các đền tháp Champa vùng Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam.
Ngoài ra, bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng còn kết hợp tổ chức Triển lãm ảnh Kết nối đền tháp Champa Nam Trung Bộ giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước 120 bức ảnh dưới nhiều góc nhìn về các đền tháp Champa vùng Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam.
 Buổi triển lãm thu hút nhiều du khách đến tham quan.
Buổi triển lãm thu hút nhiều du khách đến tham quan.
Hoàng Vinh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.