Kon Tum: Huyện Đăk Hà rà soát bằng cấp viên chức quản lý các trường học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước nghi vấn về bằng cấp, Ủy ban Nhân dân huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) sẽ có báo cáo Kết quả kiểm tra văn bằng, chứng chỉ của đội ngũ viên chức quản lý ở các trường trên địa bàn trong tháng 11.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Cao Nguyên/Vietnam+)

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Cao Nguyên/Vietnam+)

Trước thông tin nghi vấn liên quan đến vấn đề bằng cấp giáo viên ở các trường, Ủy ban Nhân dân huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) đã giao phòng Nội vụ phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo tiến hành rà soát toàn bộ bằng cấp của viên chức quản lý ở các trường học (3549/UBND-NV).

Kết quả kiểm tra văn bằng, chứng chỉ của đội ngũ viên chức quản lý ở các trường, Ủy ban Nhân dân huyện Đăk Hà sẽ có báo cáo trong tháng 11.

Theo báo cáo số 1021 ngày 18/11 của Ủy ban Nhân dân huyện Đăk Hà, từ đầu tháng 9 đến trung tuần tháng 11 đã có 6 viên chức là giáo viên ở các trường trong huyện Đăk Hà xin thôi việc.

Ngoài ra, trong thời gian trên, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đăk Hà còn ký quyết định cho 2 viên chức thôi giữ chức vụ là cô P.T.T, Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Đăk La và cô N.T.T.H, Hiệu trưởng trường Tiểu học Kim Đồng (Báo Điện tử VietnamPlus đưa tin ngày 14/11).

Việc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đăk Hà ký hàng loạt quyết định cho thôi giữ chức quản lý, nghỉ việc trong thời gian ngắn trùng với thông tin hàng loạt giáo viên có nghi vấn bằng cấp.

Trước đó, ngày 5/10, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum đã nhận được Thư xin giải đáp dư luận liên quan đến bà Lê Thị Nhung, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đăk Hà.

Nội dung thư cho biết bà Lê Thị Nhung sử dụng chung một bằng tốt nghiệp Phổ thông trung học mang tên Lê Thị Nhung là giáo viên trường Trung học Cơ sở Đăk Mar, cùng sinh ngày 10/12/1968, quê quán Thái Bình, là chị em họ.

Đến ngày 12/10, Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum đã có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân huyện Đăk Hà nội dung giải đáp dư luận và thẩm quyền, trách nhiệm của Chủ tịch huyện.

Trước đó, trong tháng 11, báo Vietnamplus và Truyền hình Thông tấn đã có nhiều tin, bài phản ánh tình trạng huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã cho nghỉ thôi việc, thôi giữ chức vụ theo nguyện vọng với 7 giáo viên ở các trường trong huyện, trong đó có 6 giáo viên là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng ở các trường vì lý do sức khỏe.

Trước khi nghỉ việc, các viên chức lãnh đạo cấp trường trên đều viết đơn xin từ chức lãnh đạo trường.

Trường hợp còn lại là cô Lê Thị Nhung, giáo viên trường Trung học cơ sở Đăk Mar (người trùng tên, ngày tháng năm sinh với Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đăk Hà) xin thôi việc theo nguyện vọng vì lý do sức khỏe. Đến ngày 25/10 có quyết định thôi việc từ ngày 1/11.

Ngoài 5 trường hợp nghỉ thôi việc và 2 trường hợp thôi chức vụ mà báo VietnamPlus và Truyền hình Thông tấn phản ánh, huyện Đăk Hà còn 6 viên chức khác ở các trường trong huyện xin nghỉ thôi việc trong năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.