Kon Tum: Gỏi kiến vàng đặc sản trứ danh của đồng bào dân tộc Rơ Măm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghe tên gỏi kiến vàng có hơi độc dị, nhưng khi thưởng thức thì vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng, Ngày nay món gỏi kiến vàng đã trở thành đặc sản của đồng bào dân tộc Rơ Măm ở tỉnh Kon Tum.
Clip: Cách chế biến đặc sản gỏi kiến vàng -đặc sản có một không hai của người Rơ Măm ở tỉnh Kon Tum.
Món gỏi kiến vàng được dùng để đãi khách quý trong các ngày lễ quan trọng của người Rơ Măm và thực khách phương xa.
Người Rơ Măm là một dân tộc ít người ở Việt Nam. Tộc người này cư trú chính tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum) với gần 160 hộ, 460 nhân khẩu. Đây là tộc người cổ sống từ lâu trong rừng sâu nên bà con Rơ Măm thường có nhiều món ẩm thực rất kì dị, khác thường, ít ai có thể thưởng thức.
 
Món gỏi kiến vàng đặc sản nổi tiếng của người Rơ Măm tại tỉnh Kon Tum
Món gỏi kiến vàng đặc sản nổi tiếng của người Rơ Măm tại tỉnh Kon Tum
Trước đây, người Rơ Măm thường sống ở trong rừng, cuộc sống đầy rẫy khó khăn. Để có thức ăn, họ thường xuống suối bắt cá và leo lên cây bắt kiến vàng để chế biến món ăn. 
Còn ngày nay, khi cuộc sống có phần đầy đủ hơn món gỏi kiến vàng được chế biến cầu kỳ và công phu hơn nên đã trở thành đặc sản.
 
Để hoàn thành món gỏi kiến vàng, nguyên liệu chính là kiến vàng và cá suối
Để hoàn thành món gỏi kiến vàng, nguyên liệu chính là kiến vàng và cá suối
 
Cá suối được bằm nhỏ trước khi trộn với kiến vàng
Cá suối được bằm nhỏ trước khi trộn với kiến vàng
 
Nghe tên gỏi kiến vàng thì hơi độc dị, nhưng khi ăn thì vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng, hương vị khó quên.
Nghe tên gỏi kiến vàng thì hơi độc dị, nhưng khi ăn thì vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng, hương vị khó quên.
 
Gọi gỏi kiến vàng là một trong các món ăn đặc sản ở vùng đất Kon Tum bạt ngàn nắng gió cũng chính bởi vì vị ngon, vị lạ và nét độc đáo không thể món ăn nào có
Gọi gỏi kiến vàng là một trong các món ăn đặc sản ở vùng đất Kon Tum bạt ngàn nắng gió cũng chính bởi vì vị ngon, vị lạ và nét độc đáo không thể món ăn nào có
Nguyên liệu chính của món gỏi kiến vàng đơn giản chỉ là kiến, cá và các loại rau thơm. Cách làm gỏi kiến vàng của đồng bào dân tộc Rơ Măm ở tỉnh Kon Tum khá đơn giản, trước hết lấy kiến vàng và trứng giã sơ qua, để ngoài nắng một lúc cho se lại. 
Khoảng 30 phút sau, bóp đều hỗn hợp kiến vàng, cá, muối hạt, ớt và tiêu rừng. Khi ăn lấy lá sung cuốn vừa miếng và thưởng thức. Vị ngọt của cá suối hòa quyện với vị béo của trứng kiến, vị cay xé của tiêu ớt tạo nên món gỏi kiến hấp dẫn. Để ngon miệng hơn, người Rơ Măm thường dùng những lá rừng như: lá sung, lá lộc vừng, lá xoài non…ăn kèm.
 
Gỏi kiến vàng có vị ngọt của cá, vị chua của kiến, vị béo ngậy của trứng kiến
Gỏi kiến vàng có vị ngọt của cá, vị chua của kiến, vị béo ngậy của trứng kiến
Ông Võ Hoàng Sơn (trú tại xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) bộc bạch: "Nếu đến Mo Rai mà không thưởng thức món gỏi kiến vàng ở đây thì quá lãng phí. Nghe tên món ăn nhiều người có cảm giác sợ và sẽ không dám ăn khi nhìn bà con chế biến. Nhưng nếu được nếm thử 1 lần, thì chắc chắn các thực khách sẽ nghiền".
 
Món gỏi kiến vàng được ăn kèm với nhiều loại rau rừng
Món gỏi kiến vàng được ăn kèm với nhiều loại rau rừng
Chị Y Doan, Phó trưởng làng Le (xã Mo Rai) cho biết: "Có rất nhiều món ngon được bà con dân tộc Rơ Măm chế biến từ kiến vàng như canh chua kiến, muối kiến, nhưng người dân thích ăn nhất là món cá gỏi kiến vàng. Món đặc sản này có vị ngọt của cá, vị chua của kiến, vị béo ngậy của trứng kiến. Mấy năm trước, chúng tôi mang món này đi dự thi ẩm thực ở TP. Kon Tum và giành được giải Ba".
 
Món gỏi kiến vàng rất lạ miệng đối với du khách đến với vùng biên giới Mo Rai. Đặc biệt, món ăn này còn dùng để đãi khách quý trong các ngày lễ quan trọng của làng.
Món gỏi kiến vàng rất lạ miệng đối với du khách đến với vùng biên giới Mo Rai. Đặc biệt, món ăn này còn dùng để đãi khách quý trong các ngày lễ quan trọng của làng.
Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống của người Rơ Măm ở làng Le đã có nhiều thay đổi tích cực. 
Theo đó, người Rơ Măm ở làng Le luôn tích cực bảo tồn văn hóa của dân tộc. Đặc biệt là việc bảo tồn ẩm thực truyền thống. Hiện nay, những người lớn tuổi thạo chế biến món ăn đang thường xuyên dạy lại cho lớp trẻ để giữ gìn được món ăn truyền thống của dân tộc mình.
Theo Trần Hiền (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm