Kon Tum: 3 tháng, mất hơn 30 ha rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong 3 tháng đầu năm nay, các lực lượng chức năng tại Kon Tum đã phát hiện 29 vụ vi phạm luật Lâm nghiệp với khối lượng 158 m3 gỗ, hơn 30 ha rừng bị thiệt hại.
Ngày 17.4, UBND tỉnh Kon Tum cho biết đã có báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội quý 1 năm 2022.
 
Trong 3 tháng đầu năm, Kon Tum mất hơn 30 ha rừng. Ảnh: Đức Nhật
Trong 3 tháng đầu năm, Kon Tum mất hơn 30 ha rừng. Ảnh: Đức Nhật
Theo đó, trong quý 1 năm nay, tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh này ước đạt 3.552 tỉ đồng, thu ngân sách Nhà nước đạt khoảng 1.407 tỉ đồng, thu hút 9 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 1.332 tỉ đồng. Ngành du lịch của tỉnh đã có chút khởi sắc khi thu hút được 280.000 lượt khách, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước, tổng doanh thu ước đạt 50 tỉ đồng.
Trong 3 tháng đầu năm, tỉnh Kon Tum đã triển khai 33 cuộc thanh tra, kiểm tra và kết thúc 22 cuộc. Qua đó, đã phát hiện sai phạm với số tiền trên 1,6 tỉ đồng. Đáng chú ý, các lực lượng chức năng đã phát hiện 29 vụ vi phạm luật Lâm nghiệp với khối lượng 158 m3 gỗ, diện tích rừng thiệt hại trên 30 ha.
Trong thời gian tới, UBND tỉnh Kon Tum sẽ thực hiện quyết liệt công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và phòng, chống hạn hán, thiếu nước trong mùa khô gắn với triển khai hiệu quả kế hoạch trồng rừng năm 2022. Đồng thời thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra, truy quét đột xuất để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý dứt điểm các vụ vi phạm pháp luật lâm nghiệp theo quy định.
Theo Đức Nhật (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.