Kiên quyết trong việc giao biên chế cho địa phương, bộ, ngành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 6/8, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên họp mở rộng để thẩm tra Báo cáo của Chính phủ tổng hợp việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV (Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; lĩnh vực nội vụ quy định tại Nghị quyết số 33/2016/QH14 ngày 23/11//2016 về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV).

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)


Kiên quyết trong việc giao biên chế cho địa phương, bộ, ngành

Các đại biểu đánh giá cao Chính phủ đã nghiêm túc trong việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội. Nội dung các báo cáo đã phản ánh được khái quát tình hình các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV; đánh giá những mặt làm được, chỉ ra được những hạn chế, bất cập, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị trong thời gian tới.

Các báo cáo của Chính phủ nhìn chung chưa làm rõ được tác động của việc thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ mà Nghị quyết của Quốc hội đã chỉ ra, chưa phản ánh tổng thể quá trình triển khai Nghị quyết của Quốc hội mặt làm được và chưa làm được. Một số nội dung báo cáo còn sơ sài, chưa đầy đủ thông tin, chưa cho thấy những chuyển biến trên thực tế...

Theo Báo cáo của Chính phủ, sau khi có Nghị quyết số 56/2017/QH14 của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành năm Nghị định, sáu Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của một số bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Tổng cục thuộc Bộ.

Qua rà soát năm Nghị định trên, Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy cơ bản các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ không chuyển các vụ thành cục, tổng cục; các cơ quan thuộc Chính phủ giảm số đơn vị được thành lập phòng, giảm số phòng.

Các văn bản nêu trên vẫn còn một số quy định chưa đáp ứng yêu cầu là tăng tổng số phòng trong các đơn vị trực thuộc Bộ, số đầu mối không tăng nhưng cũng chưa được sắp xếp để bảo đảm tinh gọn theo yêu cầu của Nghị quyết. Các nghị định về cơ quan thuộc Chính phủ cũng không quy định số lượng tối đa cấp phó của đơn vị trực thuộc nên có thể dẫn đến tùy tiện khi áp dụng.

Một số đại biểu nêu quan điểm: Dư luận vẫn nóng lên với nhiều vấn đề bức xúc về tuyển dụng, đề bạt không đúng, bổ nhiệm “siêu tốc” xảy ra gần đây như việc Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa bổ nhiệm hàng loạt cán bộ lãnh đạo cấp phòng sai quy định trước khi nghỉ hưu; hay Tổng giám đốc Tổng Công ty Cảng hàng không bổ nhiệm 70 cán bộ trước khi nghỉ hưu...

Các đại biểu đề nghị cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kịp thời phát hiện sai phạm trong tuyển dụng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức bởi đây là một trong những yêu cầu quan trọng được đặt ra trong Nghị quyết số 56/2017/QH14.

Nhiều ý kiến đề nghị thời gian tới Bộ Nội vụ kiên quyết hơn trong việc giao biên chế cho từng địa phương, bộ, ngành. Chính phủ tiếp tục sắp xếp cơ cấu tổ chức các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn với các tiêu chí cụ thể.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về cải cách bộ máy

Để việc thực hiện các Nghị quyết đi vào thực chất, hiệu quả, các đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục tăng cường việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước theo yêu cầu của Nghị quyết số 56/2017/QH14. Việc rà soát, thu gọn đầu mối các cơ quan, tổ chức là cần thiết nhưng cần phải nghiên cứu một cách thận trọng, kỹ lưỡng và có cơ sở thực tiễn để đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, khả thi, tránh việc thu gọn một cách cơ học mà số lượng biên chế, tổ chức bên trong vẫn cồng kềnh, chồng chéo.

Đối với việc thực hiện nguyên tắc một việc chỉ do một cơ quan chủ trì, nhiều ý kiến cho rằng, đây là vấn đề phức tạp, liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của nhiều cơ quan nên việc triển khai phải đồng bộ, triệt để nhưng cũng cần có lộ trình và bước đi thích hợp, tránh gây xáo trộn bộ máy quá lớn, đột ngột, tạo ra khoảng trống hoặc tránh sự chồng chéo về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

Về yêu cầu của Nghị quyết từng bước thực hiện sáp nhập, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã bảo đảm đúng tiêu chí quy định, Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, để đảm bảo tính khả thi, tránh gây xáo trộn lớn trong xã hội đồng thời để phù hợp với chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, đề nghị việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án tổng thể sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã phải có lộ trình, bước đi phù hợp.

Việc quy định và áp dụng các tiêu chí không nên cứng nhắc mà bên cạnh các nguyên tắc chung về diện tích tự nhiên, dân số còn cần phải quan tâm đến các tiêu chuẩn mềm như mức độ đô thị hóa, số đơn vị hành chính trực thuộc, cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế-xã hội đồng thời cần phải có các tiêu chí riêng phù hợp với từng đơn vị hành chính như về lịch sử, địa lý, dân cư, kinh tế, văn hóa...

Do đó, Chính phủ, Bộ Nội vụ cần nghiên cứu, tham mưu để cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính, đảm bảo xử lý toàn diện, đồng bộ. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ xem xét, cân nhắc, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành văn bản quy định một số nội dung liên quan đến việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đặc biệt là các tiêu chí gắn với các yếu tố đặc thù về lịch sử, địa lý tự nhiên, dân số khi tiến hành sắp xếp cũng như cách thức, trình tự, thủ tục lập dự án; về việc lấy ý kiến nhân dân; việc sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức sau khi sáp nhập...

Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị Bộ Nội vụ hoàn thiện báo cáo, tổng hợp thông tin đến ngày 30/8 sau đó Ủy ban Pháp luật sẽ tiến hành thẩm tra chính thức. Chính phủ tiếp tục thực hiện việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, cả luật và các văn bản dưới luật về các vấn đề có liên quan thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy, biên chế... để đảm bảo tính đồng bộ. Bộ Nội vụ, các cơ quan có liên quan tiếp tục rà soát các văn bản dưới luật đã được nêu trong Nghị quyết số 56/2017/QH14, bảo đảm đúng tiến độ.

Đối với việc điều chỉnh địa giới hành chính, Chủ nhiệm Nguyễn Khắc Định chỉ rõ vấn đề đặt ra không chỉ là sáp nhập, tinh giản bộ máy, biên chế... mà phải gắn với phát triển sản xuất, đời sống xã hội, dân cư và ổn định tình hình chính trị, đồng thời gắn với lịch sử, đặc điểm, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo. Ngoài ra, cần khuyến khích tinh thần sáng tạo, chủ động của địa phương trong việc sáp nhập, vấn đề nào đã rõ sẽ thực hiện ngay, vấn đề chưa rõ sẽ cho thí điểm; chủ động tiến hành sắp xếp bộ máy, biên chế các cơ quan tổ chức, đơn vị mình theo tinh thần vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Phan Phương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Đak Pơ tuyên dương 13 đảng viên trẻ

Đak Pơ tuyên dương 13 đảng viên trẻ

(GLO)- Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), sáng 23-1, Ban Thường vụ Huyện Đoàn Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức diễn đàn “Tuổi trẻ Đak Pơ sắt son niềm tin với Đảng” và tuyên dương đảng viên trẻ tiêu biểu giai đoạn 2022-2024.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đ.T

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Thực hiện nghiêm việc mua, đọc báo, tạp chí của Đảng và báo Gia Lai

(GLO)- Sáng 22-1, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), diễn ra hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 30-12-2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đối với việc mua, đọc báo, tạp chí của Đảng và báo Gia Lai.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18. Ảnh TTXVN. Nguồn vnexpress.net

Trung ương đã giảm 119 đầu mối cấp vụ

(GLO)- Theo báo cáo tại phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, đến nay, Trung ương đã giảm 119 đầu mối cấp vụ của cơ quan, ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng.

Hội thảo khoa học Đảng Cộng sản Việt Nam-95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Hội thảo khoa học Đảng Cộng sản Việt Nam-95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

(GLO)- Sáng 22-1, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia: Đảng Cộng sản Việt Nam-95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Giải tập thể

Báo Gia Lai đạt giải tập thể và khuyến khích Giải Búa liềm vàng năm 2024

(GLO)- Tối 20-1, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Ban Tổ chức Trung ương tổ chức trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX-năm 2024. Đây là hoạt động có ý nghĩa chính trị sâu sắc hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025).

Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Siu Hương thăm, chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang và nguyên lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh

Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Siu Hương thăm, chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang và nguyên lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh

(GLO)- Ngày 20-1, đoàn công tác do bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang và các đồng chí nguyên lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đang sinh sống tại TP. Pleiku.