Không phép màu, không ngôi sao mà là một đất nước độc lập, tự do, hạnh phúc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Năm 2020 đi qua với những bước chân nhọc nhằn, nặng nề và hiểm nguy đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Đại dịch COVID-19 cùng với thiên tai bão lũ dồn dập, nhưng rồi nhân loại cũng phải vượt thoát, xem những thách thức đó như một sự bắt buộc phải xuất hiện trên chặng đường đi của mình.
 

 Việt Nam sẽ thành công xuất sắc và ấn tượng hơn năm 2020. Ảnh: TTXVN
Việt Nam sẽ thành công xuất sắc và ấn tượng hơn năm 2020. Ảnh: TTXVN


Việt Nam cũng trong vòng xoáy của đại dịch và thiên tai, nhưng đã vượt qua được rất ấn tượng. Năng lực khống chế đại dịch COVID-19 của Việt Nam được thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Bằng chứng là cho đến nay, trong khi nhiều nước khác bị lây lan, số người nhiễm và tử vong cao, thì Việt Nam chủ động khống chế. Trong cuộc chiến chống đại dịch trên phạm vi toàn cầu, quốc gia nào ngăn chặn không cho lây nhiễm là tạo thêm được một không gian an toàn, góp phần vào sự an toàn chung cho cộng đồng quốc tế.

Làm được điều lớn lao đó, Việt Nam nhờ vào điều gì? Trước hết là sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, Chính phủ đã bình tĩnh, sáng suốt, đưa ra các biện pháp phòng chống dịch đúng đắn, hiệu quả. Hai là toàn dân đoàn kết, quyết tâm phòng dịch, tuân thủ các quy định của chính quyền và ngành Y tế.

Không chỉ phòng chống dịch COVID-19, Chính phủ Việt Nam quyết tâm đạt thắng lợi kép, đó là phải tăng trưởng kinh tế. Trong tình hình suy thoái toàn cầu, Việt Nam vẫn giữ được tăng trưởng dương là một điều vô cùng khó khăn, nhưng đã làm được. Kết thúc năm 2020, GDP của Việt Nam đã tăng 2,91%, hứa hẹn sẽ phục hồi mạnh mẽ và sâu rộng hơn trong thời gian tới.

Ruchir Sharma - Chiến lược gia trưởng toàn cầu của Bộ phận quản lý đầu tư thuộc Ngân hàng Đầu tư quốc gia Morgan Stanley - đưa ra một “định nghĩa” về Việt Nam là “Phép màu mới Châu Á”. Ruchir Sharma nhận xét: “Việc kiểm soát thành công đại dịch COVID-19 cho phép Việt Nam nhanh chóng khôi phục hoạt động kinh tế. Trong khi nhiều quốc gia đối mặt với sụt giảm kinh tế nghiêm trọng, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức gần 3%/năm. Đặc biệt, sự tăng trưởng đó được thúc đẩy bởi thặng dư thương mại kỷ lục trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm”.

Không chỉ chiến lược gia Ruchir Sharma, nhiều chuyên gia kinh tế đã có những đánh giá tương tự, mà trên thực tế, có những con số rất thuyết phục. Mặc dù thương mại quốc tế bị đứt gãy bởi đại dịch, nhưng năm 2020, Việt nam vẫn xuất siêu hơn 19 tỉ USD.

Để đạt được kết quả tăng trưởng trong điều kiện đại dịch là do Chính phủ đã có những quyết định chính xác, đưa ra những chính sách ứng phó, ngăn chặn suy thoái hữu hiệu, hai là cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã linh hoạt trước những biến động bất lợi, tìm mọi cách để giữ vững sản xuất kinh doanh và thị trường xuất khẩu. Thử thách của năm 2020 giúp cho chúng ta có niềm tin hơn về chính mình, sẽ không có khó khăn nào bẻ gãy được ý chí của con người Việt Nam.

Kết quả của năm 2020 chính là nền tảng căn bản cho Việt Nam tăng trưởng trong năm 2021. Các tổ chức tài chính, kinh tế thế giới đều có cái nhìn lạc quan về Việt Nam trong năm tới. Bộ phận Kinh tế toàn cầu và nghiên cứu thị trường Ngân hàng UOB cho rằng, Việt Nam được Ngân hàng Thế giới ca ngợi là “một ngôi sao sáng trong bối cảnh ảm đạm vì COVID-19”, và dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 7,1% trong năm 2021. Còn Ngân hàng HSBC lại đưa ra dự báo lạc quan hơn, năm 2021, Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 8,1%.

Việt Nam không chủ quan, như đã từng không chủ quan trước đại dịch COVID-19, cho nên những đánh giá, phân tích trên chỉ được xem là một sự động viên. Việt Nam đặt ra mục tiêu cao và sẽ phấn đấu để thực hiện được trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

Việt Nam sẽ thành công xuất sắc và ấn tượng hơn năm 2020, bởi vì qua thử thách, Việt Nam hiểu được chính mình hơn. Ít nhất là với ba điều sau đây:

Hiểu được rằng, có những điều các nước khác không làm được nhưng con người Việt Nam đã tự tin làm được. Khống chế được dịch COVID-19 là một chứng minh hùng hồn nhất.

Hiểu được rằng, dân tộc Việt Nam đoàn kết, thương yêu đùm bọc nhau, nhất là khi đất nước lâm nguy. Đại dịch, thiên tai của năm qua đã khẳng định mạnh mẽ hơn về điều này.

Hiểu được rằng, Việt Nam quét sạch sâu mọt tham nhũng thì sẽ giàu mạnh, hùng cường. Đây là điều khó khăn nhất nhưng đã đạt nhiều kết quả và tiếp tục phải quyết tâm làm cho thắng lợi.

Và khi đã hiểu được chính mình, chúng ta không cần là “phép màu mới Châu Á”, không muốn là “một ngôi sao sáng”, mà chỉ là một nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/khong-phep-mau-khong-ngoi-sao-ma-la-mot-dat-nuoc-doc-lap-tu-do-hanh-phuc-875060.ldo
 

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hậu quả khó lường khi 'đu trend' tin giả

Hậu quả khó lường khi 'đu trend' tin giả

Trong khi cả nước đang tập trung cao độ thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn lại bộ máy nhà nước, thì nhiều người dùng mạng xã hội vì muốn tăng tương tác, “bắt trend” (xu hướng đang nổi) đã sẵn sàng đăng hoặc chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, không chính xác hoặc thậm chí là tin giả.

Việc gì khó có thanh niên

Việc gì khó có thanh niên

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần IX (nhiệm kỳ 2024 - 2029) diễn ra trong giai đoạn đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình. Trong bối cảnh đó, vai trò của thanh niên càng quan trọng khi đây là lực lượng quan trọng trong nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.

Thanh niên của kỷ nguyên mới

Thanh niên của kỷ nguyên mới

Hôm nay, ngày 17-12, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam lần thứ IX khai mạc tại Hà Nội, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của tổ chức hội và phong trào thanh niên cả nước.

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.