Khởi nghiệp tại Đăk Lăk vẫn thiếu kết nối với thị trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kết nối được với thị trường là mong muốn của các doanh nghiệp nhỏ lẻ tại Đăk Lăk khi bắt đầu khởi nghiệp.
Thời gian qua, Đăk Lăk đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khuyến khích, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, khởi sự kinh doanh trên địa bàn.
Năm 2018, tỉnh đã đưa vào vận hành Không gian làm việc chung về khởi nghiệp của tỉnh; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền về hệ sinh thái khởi nghiệp, tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối các sản phẩm khởi nghiệp với nhà đầu tư và người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
 
Thiếu kết nối với thị trường là khó khăn chung của nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp ở Đăk Lăk.
Đặc biệt, tổ chức Cuộc thi khởi nghiệp khởi sự kinh doanh với 126 đề án, ý tưởng tham gia. Các sở, ngành, đơn vị cũng đã tổ chức nhiều khóa bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo khởi nghiệp kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trên địa bàn…
Tuy nhiên, để các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân mạnh dạn, tự tin khởi nghiệp, góp phần và xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững, vấn đề về cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
Bà Đặng Thị Mai, chủ cơ sở sản xuất Mai Đặng, thị trấn Ea Drăng, huyện Ea Hleo, tỉnh Đăk Lăk chia sẻ: “Tôi thấy vấn đề khó khăn và trăn trở nhất là để sản phẩm của chúng tôi đi được xa hơn vào được các hệ thống bán lẻ thì cần phải có chứng nhận và thương hiệu, thế nhưng để đăng ký được một thương hiện sản phẩm là một vấn đề không phải là dễ”.
“Với những người như nông dân chúng tôi muốn làm đầy đủ các thủ tục hành chính thật không dễ dàng. Tôi rất mong các ngành liên quan hỗ trợ chúng tôi trong vấn đề này”, bà Mai cho hay.
Là cá nhân khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm từ nguyên liệu tự nhiên, bà Phạm Thị Thu Hằng, chủ cơ sở sản xuất xà phòng thiên nhiên Peamea, Xã Ea Kly, huyện Krông Pak, tỉnh Đăk Lăk cho rằng, cộng đồng khởi nghiệp ở Đăk Lăk còn nhỏ lẻ, hạn chế nhiều về mặt thương mại hóa, kiến thức tài chính, bị động khi gia nhập thị trường gọi vốn đầu tư. Vì vậy, những cơ sở nhỏ lẻ như của bà Hằng mong muốn nhận được sự kết nối với thị trường.
“Khó khăn hiện nay là maketing hơi yếu, chỉ mạnh về sản xuất, tiếp cận thị trường còn gặp nhiều khó khăn. Do đó mong muốn có được sự hỗ trợ nhiều hơn để cho những người khởi nghiệp có thể tiếp cận với những khách hàng có nhu cầu mua hàng, mở đại lý để  có thể bán được nhiều hàng hơn. Bởi một doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải bán được hàng”, bà Hằng nói.
Hương Lý (VOV.VN)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null