Khởi nghiệp 20 con gà mái, nghèo nhất làng lên đời nhà lầu xe hơi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Từng là hộ dân nghèo nhất nhì làng, chẳng mấy ai có thể ngờ rằng nhờ 20 con gà mái đẻ mà anh Trương Danh Bình trở thành tỷ phú ở nhà lầu, đi xe hơi và có khoản thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Là một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của huyện, anh Trương Danh Bình ở thôn Yên Khoái, xã Thụy An (Ba Vì, Hà Nội) khiêm tốn nói rằng, không chỉ gia đình anh mà nhiều hộ dân khác trong xã cũng làm kinh tế rất giỏi, khấm khá, giàu lên nhờ con gà mía.
Chỉ về phía trang trại rộng hơn 1ha của mình, anh Bình nói: "Tôi nuôi gà mía đã hơn 20 năm. Đây là giống gà đặc sản tiến Vua xưa của vùng đất Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) nên mọi người trên khắp cả nước về tận nơi tìm mua".
Anh Bình tâm sự, trước đây gia đình anh là một trong những hộ nghèo nhất nhì làng, chỉ có một căn nhà đất 3 gian lụp xụp che mưa che nắng. Cả nhà chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, trồng rau, nuôi lợn nên rất khó khăn, quanh năm ăn cơm độn sắn. Cảnh đói nghèo đeo bám gia đình anh suốt nhiều năm.

Từng là hộ nghèo nhất nhì làng, anh Bình đổi đời nhờ con gà mía đặc sản
Từng là hộ nghèo nhất nhì làng, anh Bình đổi đời nhờ con gà mía đặc sản
Tính toán tìm cách đổi đời, anh Bình phát hiện ra vùng đất Đường Lâm có giống gà mía đặc sản nổi tiếng lại thích nghi với nuôi thả đồi trên diện tích rộng - một lợi thế của vùng đất quê anh. Thế nên, năm 1997-1998, anh bắt đầu nuôi 15-20 con gà mái, gây dựng sự nghiệp.
Song, khác giống gà đặc sản khác, gà mía tuy chất lượng thịt thơm ngon nhưng tỷ lệ đẻ lại thấp. Để đạt hiệu quả cao, anh quyết chọn nuôi gà mía đẻ sản xuất con giống bán. Anh bắt đầu tăng dần số gà mái đẻ của mình lên.
Thời gian đó, do chưa có máy móc, mọi công đoạn ấp trứng anh đều phải làm thủ công. Số lượng gà nuôi khoảng vài chục con, lượng trứng đưa vào ấp không nhiều, song ngày cũng như đêm, cứ 2 tiếng anh phải đảo trứng một lần, thật sự rất vất vả.
"Ngày ấy số hộ nuôi gà chưa nhiều. Tôi cũng mới làm, ít người biết đến. Con giống bán chủ yếu cho bà con trong làng, anh em bạn bè. Họ thấy gà đẹp mua về nuôi thử. Sau vài lứa, nhận thấy hiệu quả cao từ giống gà mía, dần dần tiếng lành đồn xa. Lượng khách tìm đến mua ngày càng đông hơn. Đến năm 2002-2003, tôi quyết định tăng số đàn lên 100-200 con gà mái đẻ", anh Bình nói.

Hiện anh Bình gây dựng được trang trại rộng 1ha với đàn gà đẻ lên tới 10.000 con
Hiện anh Bình gây dựng được trang trại rộng 1ha với đàn gà đẻ lên tới 10.000 con
Năm 2004-2005, đàn gà mái đẻ của anh lên tới 600-700 con. Mọi chuyện tưởng suôn sẻ, không ngờ dịch cúm gia cầm bùng phát, các hộ chăn nuôi đều tạm ngừng nuôi gà. Anh không bán được con giống, giá gà lại rẻ. Ước tính năm đó anh thiệt hại nặng cả trăm triệu đồng. Thời đó, trăm triệu là cả một gia tài, lớn vô cùng.
"Đứng trước nguy cơ vỡ nợ, nhiều lúc tôi cũng nản chí, không biết lấy tiền đâu bù vào. Nhưng vì đam mê con gà mía, lại được vợ con, anh em động viên cho vay tiền, mượn sổ đỏ. Lợn, bò trong nhà có bao nhiêu tôi liều bán hết, lấy tiền làm lò ấp, tiếp tục gây dựng chờ cho qua đợt dịch", anh Bình chia sẻ.
May mắn dần mỉm cười với gia đình anh. Hết dịch, giá gà tăng mạnh. Đúng lúc đó đàn gà của anh Bình đến kỳ xuất chuồng. Từ thời cơ đó, anh xoay xở trả dần các khoản nợ, tiếp tục nhân đàn mở rộng quy mô chuồng trại.
Sau nhiều năm học hỏi, tự mày mò, đúc rút kinh nghiệm, dần dần kỹ thuật nuôi gà mía của anh Bình ngày một nâng cao, cách phòng và điều trị bệnh cho gà giúp giảm được thiệt hại do bệnh tật, chọn lọc và nhân giống từ gà địa phương, từ đó sản xuất được giống gà thương phẩm có năng suất và chất lượng cao.
Gần đây, trung bình mỗi năm anh Bình tăng số lượng đàn gà lên 3.000-4.000 con. Đến nay, trang trại của anh rộng đến hơn 1ha, tổng số là 1 vạn con gà bố mẹ.
Anh Bình cho hay, gà nuôi đẻ đến tháng thứ 4 anh loại bỏ những con không đạt tiêu chuẩn, không đủ cân nặng ra để bán thương phẩm, số còn lại để nuôi gà bố mẹ. Gà mái đạt chuẩn phải có trọng lượng 1,7-1,8kg, gà trống từ 2,5-2,7kg. Nuôi được 6 tháng thì gà mái bắt đầu đẻ trứng, đưa vào ấp. Hiện đàn gà mía 10.000 con của anh đẻ được khoảng 3.500 quả trứng/ngày, trong đó tỷ lệ ấp nở thành công đạt khoảng 70%, mỗi tháng anh xuất bán từ 12.000-15.000 con giống.

Mỗi tháng anh Bình xuất bán hàng chục nghìn con gà giống
Mỗi tháng anh Bình xuất bán hàng chục nghìn con gà giống
Hiện gà giống anh bán 8.000 đồng/con, còn gà sau khi đẻ khoảng 1 năm thì phá đàn, chuyển sang bán thương phẩm giá 80.000 đồng/kg. Tính ra mỗi năm, trừ chi phí anh thu lãi khoảng 700-800 triệu từ bán gà giống. Nếu tính cả tiền bán gà thương phẩm, trung bình cứ 1.000 gà thương phẩm cho lãi 30-40 triệu, ước tính mỗi năm anh thu lãi 300-400 triệu đồng nữa.
"Tôi thuê thêm 4 người làm ở trang trại, công việc chủ yếu là cho gà ăn, nhặt trứng, cho trứng vào ấp, soi trứng, tiêm phòng cho gà. So với ngày trước, nuôi gà bây giờ đã đỡ vất vả hơn nhiều vì có máy móc hỗ trợ", anh Bình cho hay.
Thời điểm này, nhiều hộ chăn nuôi đang đặt mua gà để vào đàn, kịp phục vụ dịp Tết Nguyên đán. Phần lớn họ đều đặt từ 2-3 tháng trước vì số lượng con giống chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Nếu khách không đặt sớm, chỉ tầm tháng 7 âm lịch là cháy hàng.
Do đặc điểm thịt chắc, ăn thơm ngon nên nhiều khách nước ngoài ở Lào, Campuchia cũng tìm hỏi mua giống gà mía nhưng anh chưa xuất bán ra nước ngoài để bảo tồn nguồn giống gà đặc sản này.
Anh Bình thừa nhận, con gà mía đã giúp gia đình anh đổi đời. Từ hai bàn tay trắng, vợ chồng anh lo được cho các con ăn học đầy đủ, xây được căn nhà to đẹp, mua được chiếc ô tô hơn 1 tỷ đồng đi lại cho tiện. Cuộc sống gia đình ngày càng sung túc, khá giả hơn trước rất nhiều.
Anh còn liên kết với nhiều trang trại chăn nuôi để mở rộng mô hình nuôi gà mía trên địa bàn các tỉnh. Sắp tới, vợ chồng anh tính mở rộng thêm 1ha đất, tiếp tục nhân đàn phát triển giống gà mía nhiều hơn nữa, anh Bình chia sẻ.
Nhật Thanh (Theo Vietnamnet/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.