Khởi động cuộc thi khởi nghiệp dành cho thanh niên Việt Nam trên toàn cầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cuộc thi khởi nghiệp dành cho thanh niên, sinh viên Việt Nam trên phạm vi toàn cầu VietChallenge 2020, với phần thưởng lên tới 50.000 USD, đã chính thức khởi động.
Anh Trần Quang Hưng, Phó bí thư Thành đoàn Hà Nội, đại diện ban tổ chức cuộc thi giới thiệu về VietChallenge 2020. Ảnh Nhật Nam
Anh Trần Quang Hưng, Phó bí thư Thành đoàn Hà Nội, đại diện ban tổ chức cuộc thi giới thiệu về VietChallenge 2020. Ảnh Nhật Nam
Sáng 21.3, tại Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội, Hội Thanh niên, Sinh viên Việt Nam tại Mỹ và Văn phòng Đề án 844 (Bộ Khoa học và Công nghệ), cùng các nhà tài trợ đã tổ chức họp báo thông tin về cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu - VietChallenge 2020.
Theo anh Trần Quang Hưng, Phó bí thư Thành đoàn Hà Nội, đại diện ban tổ chức cuộc thi, VietChallenge năm nay bước sang lần thứ 5 triển khai, sẽ có nhiều hình thức tranh tài mới. Trong đó, đáng chú ý có sự kiện Đấu trường Startups 100 và Vietnam Startups Championship, diễn ra tại Mỹ.
Cuộc thi sẽ lựa chọn 100 nhà khởi nghiệp xuất sắc nhất theo ngành nghề, lĩnh vực để tham gia Đấu trường Startups 100. Tại đây, các nhà khởi nghiệp sẽ chứng minh ý tưởng, chiến lược của mình với 100 nhà đầu tư thông qua thảo luận, diễn thuyết.
Trong Đấu trường Startups 100, các nhà khởi nghiệp có quyền tranh luận, phân tích chiến lược của đối phương để tranh tài công bằng, bình đẳng. Cũng giống như vậy, các nhà đầu tư hoàn toàn được phép đưa ra những ưu đãi nhất định nhằm thu hút các chiến lược khởi nghiệp sáng giá nhất.
Cùng với những giám khảo uy tín đã đồng hành nhiều năm nay, VietChallenge 2020 còn lần đầu có sự góp mặt của nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp, cố vấn, đối tác khởi nghiệp hàng đầu Việt Nam; đồng thời, được tích hợp nền tảng gọi vốn cộng đồng (Equity Crowdfunding Platform -ECP) đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho các nhà khởi nghiệp.
Theo anh Hưng, sau 4 mùa giải, với hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam trên toàn thế giới, VietChallenge đã đón nhận hơn 800 hồ sơ dự thi từ 21 quốc gia; dành giải thưởng hơn 200.000 USD, kết nối đầu tư khoảng 8 triệu USD và tạo ra hơn 10.000 việc làm trên khắp toàn cầu.
“Hiện nay, nhiều nhà khởi nghiệp đã tranh tài tại VietChallenge như Medlink (vô địch năm 2019), VIOT (vô địch năm 2018) hay Tubudd, Smilee, VDES, VVN AI... đều đang gặt hái rất nhiều thành công trên lĩnh vực đã lựa chọn”, anh Hưng cho hay.
Ban tổ chức nhận đơn tham gia cuộc thi từ ngày 21.3 - 30.4. Các đội startup tiềm năng có thể theo dõi thông tin chi tiết và form đăng ký tham gia chương trình qua website: https://vietchallenge.org hoặc http://jong.ventures.
Theo Vũ Thơ (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Cô gái 9x 'tô màu' cho bánh đa

Cô gái 9x 'tô màu' cho bánh đa

Với những nguyên liệu sẵn có, Nguyễn Thị Nhàn (SN 1995) đã 'mặc áo mới' cho chiếc bánh đa vừng truyền thống. Chiếc bánh đa làm từ gấc, khoai lang tím có màu sắc đẹp, bắt mắt, nâng doanh thu lên gấp rưỡi.
'Bóng hồng' tiến sĩ sáng chế vật liệu y sinh mới

'Bóng hồng' tiến sĩ sáng chế vật liệu y sinh mới

Tưởng rằng trò vặt hoa, lá pha trộn 'làm thuốc' ngày nhỏ chỉ để thỏa trí tò mò, nhưng với nữ tiến sĩ trẻ Trần Diệu Linh (31 tuổi, công tác tại Viện Công nghệ Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), không ngờ thú vui ấy lại bén duyên với cô mãi sau này, với những sáng chế mới về vật liệu y sinh dùng trong điều trị và chẩn đoán bệnh.
Đinh Thị H’Phim: “Chắp cánh” rượu ghè truyền thống

Đinh Thị H’Phim: “Chắp cánh” rượu ghè truyền thống

(GLO)- “Bà ngoại đã dành tâm huyết để gầy dựng thương hiệu “Rượu ghè H'Tuyết” và nâng tầm thành sản phẩm đặc trưng của địa phương. Để làm nên mỗi ghè rượu là hành trình chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống trao truyền qua bao thế hệ. Vì thế, tôi quyết tâm nối nghiệp và chắp cánh để hương rượu ghè của người Bahnar mãi bay xa”-chị Đinh Thị H’Phim (30 tuổi, làng Leng Tô, thị trấn Đak Pơ) bày tỏ.
Nguyễn Tiến Phong: Đốc công có nhiều sáng kiến

Nguyễn Tiến Phong: Đốc công có nhiều sáng kiến

(GLO)- Những năm gần đây, anh Nguyễn Tiến Phong-Đốc công ca sản xuất (Nhà máy Đường An Khê) có nhiều sáng kiến mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Mới đây, anh được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV-2023.
Liên kết sản xuất cà phê theo quy trình khép kín

Liên kết sản xuất cà phê theo quy trình khép kín

(GLO)- Với mục tiêu nâng cao giá trị hạt cà phê, năm 2020, anh Nguyễn Hữu Thuận (thôn Thống Nhất, xã Ia Din, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) xây dựng mô hình sản xuất khép kín từ khâu trồng, thu hoạch đến chế biến. Không những vậy, anh còn liên kết với nhiều hộ dân trong xã để mở rộng mô hình, giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập.
Sĩ quan trẻ đam mê công nghệ thông tin

Sĩ quan trẻ đam mê công nghệ thông tin

(GLO)- Không chỉ đạt giải nhì tại Hội thao Quân sự quốc tế năm 2022 (Army Games 2022), Thượng úy Nguyễn Thành Trung-Trợ lý Phòng Kỹ thuật (Lữ đoàn Thông tin 132, Binh chủng Thông tin liên lạc) còn có nhiều sáng kiến áp dụng vào huấn luyện đạt hiệu quả cao.
Học sinh Ia Grai sáng chế gậy thông minh cho người khiếm thị

Học sinh Ia Grai sáng chế gậy thông minh cho người khiếm thị

(GLO)- Với mong muốn giúp đỡ những người khiếm thị đi lại an toàn hơn, em Lê Quang Huy (Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai) đã nghiên cứu, chế tạo thành công gậy thông minh dò đường bằng cảm biến sóng âm. Sản phẩm đạt giải ba Cuộc thi sáng tạo thanh-thiếu niên, nhi đồng tỉnh Gia Lai lần thứ 11-2023.
BARTENDER - nghề 'chất' của người trẻ

BARTENDER - nghề 'chất' của người trẻ

Xuân Hiền (quê Bình Dương) ban đầu chỉ định học pha chế cho vui, chủ yếu phục vụ gia đình, người thân. Nhưng rồi cô gái 9x đã tìm thấy nhiều điều thú vị để chọn gắn bó với công việc bartender.