Khi cây sả và khoai nước biến hình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ cây sả và thân cây khoai nước phơi khô, 2 học sinh Phạm Thành Chung (lớp 11E) và Phạm Hà Trang (lớp 12N), Trường THPT Yên Khánh A, H.Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đã tạo ra các đồ dùng như rổ đựng, khay, đế lót ly, nón, dép đi trong nhà…
Trang kể cơ duyên để cô và bạn sáng tạo cùng cây sả và cây khoai nước đó chính là thói quen dùng lá cây của ông bà. “Tôi luôn hãnh diện kể cho bạn bè nghe ông bà mình luôn sử dụng các loại lá cây sẵn trong vườn như lá chuối, lá dong… để gói đồ. Tàu lá cau rụng ông để làm chổi quét còn cuống lá khoai, lá sả… bà làm dây buộc. Ông bà ít khi dùng túi ni lông, chẳng mấy khi mua rổ đựng ly, chén bát bằng nhựa”, Trang kể.
Ở xã Khánh Nhạc, kế bên nơi Trang và Chung đang sống có nghề đan thủ công từ cói, cây bèo tây (lục bình). Hai người bạn luôn suy nghĩ ngoài cói và bèo tây, có thể dùng những loại cây gì dễ trồng, dễ kiếm ngoài tự nhiên để có thể làm nên những vật dụng thân thiện trong cuộc sống, giảm thiểu dùng đồ nhựa, thải nhựa ra môi trường?
 
Hai bạn Chung (phải) và Trang với đồ thủ công từ cây sả, khoai nước. Ảnh: Nguyễn Hiền
Hai bạn Chung (phải) và Trang với đồ thủ công từ cây sả, khoai nước. Ảnh: Nguyễn Hiền
Trang và Chung tìm hiểu, họ nhận ra cây sả rất dễ trồng ở các khu đất bỏ hoang, thiếu nước, không mất nhiều công chăm sóc. Cây sả khô còn có mùi thơm đặc trưng, ít ngấm nước, dai, bền. Bên cạnh đó, cây khoai nước dễ sống, thân khoai dài, phơi khô dẻo, dai, nhẹ… có thể đan thành các vật dụng rất tiện lợi.
Bắt tay vào đan thử, nhờ sự hỗ trợ của cô giáo và các cô chú chuyên đan đồ thủ công trong vùng, Trang và Chung đã tạo ra nhiều đồ vật rất dễ thương. Với cây sả phơi khô, họ tạo ra khay, hộp đựng, búi rửa bát, đồ trang trí, giỏ ủ nước nóng, mũ (nón)… Trong khi từ thân cây khoai nước phơi khô có thể làm thành khay, hộp đựng hạt quả khô, giỏ đi chợ, túi xách, thảm lau chân, thảm lót sàn…
“Đồ dùng đan từ cây sả có ưu điểm là mùi thơm đặc trưng, nhẹ, ít thấm nước. Nhưng khi phơi khô thì sả giòn, dễ gãy vì vậy phải đan kết hợp với cói, mây… Đồ đan từ cây khoai nước nhẹ, dai, bền, mềm, dù không cho mùi thơm như cây sả. Các vật dụng trong gia đình đan từ cây sả, khoai nước dễ làm, cho tính thẩm mỹ cao. Nếu được dùng rộng rãi sẽ giúp hạn chế đồ nhựa, thân thiện với môi trường”, Chung hào hứng kể.
Vùng quê Yên Khánh của Trang và Chung từng là vùng trồng lúa, sau đó khu công nghiệp mọc lên, người dân ít trồng lúa dần, ruộng vườn, hoa màu bị bỏ hoang. Khoai nước cũng mọc hoang dại khắp các bờ ao, kênh, vốn chỉ được lấy về làm đồ ăn cho lợn.
Hai học trò mong muốn dự án được áp dụng trong thực tế. Khi ấy, những vùng đất hoang hóa được phủ xanh bằng cây sả, vừa thu hoạch làm thực phẩm - dược phẩm, vừa tận dụng để đan đồ thủ công. Nhờ đó, bà con có thêm một nguồn thu nhập.
Cô Nguyễn Thị Hiền, giáo viên sinh học Trường THPT Yên Khánh A, người đồng hành cùng 2 học trò trong dự án trên cho hay các sản phẩm đan từ cây sả, khoai nước chưa được áp dụng các biện pháp bảo quản, sấy, nhuộm màu như với các sản phẩm cói, bèo ở địa phương. Điều này cần khắc phục để đảm bảo thẩm mỹ, độ bền...
Theo Thúy Hằng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang bên vùng nguyên liệu trồng hoa cúc chi hữu cơ. Ảnh: T.D

Cô gái 9X thành công với dòng trà “tiến vua”

(GLO)- Với mong muốn nâng cao giá trị cây dược liệu, năm 2023, chị Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1990, trú tại thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ và nghiên cứu cho ra đời dòng sản phẩm trà "tiến vua" từ hoa cúc chi.

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

(GLO)- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Gào (TP. Pleiku) kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận làng C, Rmah Minh là nữ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết. Chị đã tích cực làm công tác dân vận, giúp đỡ người dân nghèo vươn lên trong cuộc sống.