Khách đến Đà Lạt tăng mạnh, một số tuyến đường ùn tắc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Chủ một khách sạn ở Đà Lạt cho biết liên tục nhận nhiều cuộc điện thoại đặt phòng nhưng đành từ chối vì khách đã đặt trước từ lâu

Từ sáng sớm Mùng 3 đến chiều Mùng 4 (tức ngày 12 đến 13-2), lượng du khách đổ về tỉnh Lâm Đồng nói chung, TP Đà Lạt nói riêng đang tăng mạnh khiến nhiều tuyến đường trở nên đông đúc, khác hẳn những ngày trước đó.

Đường 3 tháng 4 từ đèo Prenn vào trung tâm TP Đà Lạt. Ảnh: Amazing Đà lạt.

Đường 3 tháng 4 từ đèo Prenn vào trung tâm TP Đà Lạt. Ảnh: Amazing Đà lạt.

Trong đó, đông đúc nhất là cung đường từ tuyến cao tốc Liên Khương - đèo Prenn - 3 tháng 4 vào trung tâm Đà Lạt có vài thời điểm ùn tắc, xe cộ nối đuôi nhau nhích từng chút một.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng cho biết từ ngày 8 đến 10-2 (ngày 29 tháng Chạp đến hết ngày mùng 1 Tết Giáp Thìn), tổng lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Lâm Đồng ước đạt 35.000 lượt khách.

Đường qua quảng trường Lâm Viên đông đúc xe cộ.

Đường qua quảng trường Lâm Viên đông đúc xe cộ.

Còn dự kiến từ ngày 8 đến 14-2 (ngày 29 tháng Chạp đến ngày mùng 5 Tết Giáp Thìn), tổng lượt khách du lịch đến Lâm Đồng ước đạt khoảng 280.000 lượt khách. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 20.000 lượt khách; khách qua lưu trú ước đạt 160.000 lượt khách (tăng khoảng 33,3% so với cùng kỳ năm 2023).

Phòng Văn hóa, Thông tin TP Đà Lạt cho hay từ ngày 8 đến 13-2 ( tức từ 29 tháng Chạp năm Quý Mão đến ngày mùng 4 Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024), tổng lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại TP Đà Lạt ước đạt 153.000 lượt khách, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong khi đó hướng đèo Mimosa - Khe Sanh - Hùng Vương vẫn còn thông thoáng trong ngày Mùng 4 Tết. Du khách có thể chọn lộ trình này để vào trung tâm Đà Lạt.

Trong khi đó hướng đèo Mimosa - Khe Sanh - Hùng Vương vẫn còn thông thoáng trong ngày Mùng 4 Tết. Du khách có thể chọn lộ trình này để vào trung tâm Đà Lạt.

Theo một số chủ khách sạn, cao điểm du lịch Tết Nguyên đán có thể bắt đầu từ ngày Mùng 2 đến hết mùng 5 Tết Nguyên đán vì đầu năm nhiều người muốn ở nhà quây quần bên gia đình, sau mùng 1 hoặc mùng 2 thì mới bắt đầu du lịch đến địa điểm yêu thích.

Ông Lê Hữu Phước, chủ khách sạn Colmar DaLat (phường 8, TP Đà Lạt), cho biết mấy ngày qua liên tục nhận nhiều cuộc điện thoại đặt phòng nhưng đành từ chối vì khách đã đặt trước từ lâu. "Nếu không có kế hoạch đặt phòng sớm, đến nơi mới tìm thuê thì khả năng khó tìm được phòng khách sạn ưng ý" - ông Phước nói.

Đà Lạt đang vài cao điểm du lịch Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Đà Lạt đang vài cao điểm du lịch Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Bên cạnh đó, tình hình an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch được đảm bảo tốt. Đến nay, không ghi nhận trường hợp nào vi phạm các quy định về hoạt động kinh doanh du lịch trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, giá cả các dịch vụ du lịch trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 tăng từ 30% - 40%.

Các địa điểm nổi tiếng như công viên ven hồ Xuân Hương, quảng trường Lâm Viên, chợ đêm Đà Lạt là nơi du xuân yêu thích của du khách khi lên Đà Lạt.

Các địa điểm nổi tiếng như công viên ven hồ Xuân Hương, quảng trường Lâm Viên, chợ đêm Đà Lạt là nơi du xuân yêu thích của du khách khi lên Đà Lạt.

Đường lên Đà Lạt đông, chọn hướng nào?

Trong năm nay, cung đường cao tốc Liên Khương - đèo Prenn - 3 tháng 4 là hướng chính vào TP Đà Lạt, đặc biệt là sau khi đèo Prenn được nâng cấp mở rộng lên gấp đôi. Tuy nhiên, hướng này đang đông đúc phương tiện trong đợt cao điểm du lịch Tết Nguyên đán.

Nếu nhận thấy tuyến đường này quá đông, du khách có thể chọn đèo Mimosa hoặc đèo Sacom để lên Đà Lạt. Hai cung đèo này cũng có cảnh sắc núi non ấn tượng để du khách có thể ngắm cảnh.

Còn nếu đang ở đèo Prenn, khi đến ngã ba thác Đatanla thì rẽ vào hướng hồ Tuyền Lâm - đường Triệu Việt Vương để vào trung tâm.

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.