Ia Pa tìm hướng phát triển bền vững cho cây mì và lúa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, cây mì và cây lúa giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp của huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai). Để phát triển bền vững 2 loại cây trồng này, huyện đã hỗ trợ giống mì kháng bệnh khảm lá cho người dân và triển khai thí điểm mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm xây dựng thương hiệu gạo Ia Pa.

Hỗ trợ giống mì sạch bệnh

Tại Gia Lai, bệnh khảm lá mì lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2018 với giống mì HLS11 và lây lan rất nhanh. Nguyên nhân là do nguồn bệnh sẵn có còn sót lại trong đất và người dân sử dụng cây mì bị nhiễm bệnh ở vụ trước làm hom giống để trồng lại. Tại huyện Ia Pa chưa có hom giống sạch kháng bệnh hoàn toàn dẫn đến bệnh ngày càng lây lan trên diện rộng, chiếm 30% trên tổng số 10.000 ha mì.

Để giải quyết vấn đề này, năm 2022, UBND huyện Ia Pa đã triển khai thí điểm mô hình trồng giống mì HN5 tại 3 xã: Kim Tân, Chư Răng, Pờ Tó với tổng diện tích 20 ha/15 hộ tham gia. Cụ thể, huyện hỗ trợ 13.000 hom giống/ha, người dân đối ứng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Sau khi các hộ thu hoạch, huyện thu hồi bằng số giống đã hỗ trợ để cấp cho các hộ đăng ký trong năm tiếp theo.

Sau hơn 7 tháng xuống giống, rẫy mì của gia đình bà Nguyễn Thị Mai (thôn Đồng Sơn, xã Kim Tân) phát triển tốt, không bị nhiễm bệnh khảm lá. Ảnh: P.N

Sau hơn 7 tháng xuống giống, rẫy mì của gia đình bà Nguyễn Thị Mai (thôn Đồng Sơn, xã Kim Tân) phát triển tốt, không bị nhiễm bệnh khảm lá. Ảnh: P.N

Gia đình bà Nguyễn Thị Mai (thôn Đồng Sơn, xã Kim Tân) có gần 9 ha đất, chủ yếu trồng giống mì KM140, KM94. Từ khi xuất hiện bệnh khảm lá vi rút, năng suất bình quân chỉ đạt khoảng 20 tấn củ tươi/ha. Cuối năm 2022, gia đình bà được hỗ trợ trồng 1 ha mì giống HN5. “Sau hơn 7 tháng xuống giống, cây mì phát triển tốt và không có dấu hiệu bị bệnh khảm lá. Thậm chí, tôi trồng xen kẽ giống mì HN5 với các giống khác thì cũng không bị lây bệnh khảm lá. Còn hơn 1 tháng nữa, rẫy mì mới thu hoạch nhưng khi nhổ thử, tôi thấy củ nhiều và to, ước năng suất đạt khoảng 35-40 tấn/ha”-bà Mai chia sẻ.

Ông Lê Văn Nguyên-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Pa-cho hay: Giống mì HN5 sinh trưởng, phát triển rất tốt, đặc biệt là kháng bệnh khảm lá 100%. Sau thời gian trồng thử nghiệm, giống mì này rất phù hợp để nhân rộng và phát triển trên địa bàn huyện. Do vậy, cuối tháng 6-2023, đơn vị tiếp tục nhân rộng mô hình tại xã Ia Tul và Chư Mố với 12 hộ tham gia trên diện tích 17 ha. “Theo tính toán, bình quân 1 ha mì sẽ cung ứng giống cho khoảng 10 ha vụ sau. Như vậy, phải mất 3-4 năm, huyện mới cơ bản phủ được giống mì sạch bệnh. Để rút ngắn thời gian, huyện vận động người dân chủ động mua giống mì HN5 đưa vào trồng nhằm cùng với địa phương sớm đẩy lùi bệnh khảm lá”-ông Nguyên thông tin.

Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP

Vụ mùa năm 2023, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Pa triển khai mô hình sản xuất giống lúa TBR97, Đài Thơm 8 theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Kim Tân. Tham gia mô hình có 10 hộ với diện tích sản xuất 20 ha, tổng kinh phí hơn 654 triệu đồng, trong đó, ngân sách huyện 292 triệu đồng, còn lại người dân đóng góp. Tham gia mô hình, các hộ dân được cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và kỹ sư Công ty cổ phần Khoa học và Công nghệ NaTek (TP. Cần Thơ) hướng dẫn cách sử dụng phân hữu cơ và các loại phân bón lá giàu chất hữu cơ, quản lý nước theo quy trình ngập khô xen kẽ, áp dụng quy trình sản xuất IPM trong quản lý dịch hại, kỹ thuật chăm sóc lúa theo từng giai đoạn sinh trưởng…

Trước đây, gia đình ông Đỗ Văn Dương (thôn 1, xã Kim Tân) sử dụng giống lúa TH. Giống lúa này thường bị nhiễm rầy nâu dẫn đến năng suất thấp. Sau khi được hỗ trợ tham gia mô hình sản xuất giống lúa TBR97 trên diện tích 3 ha, ông gieo sạ đúng mật độ và chăm sóc, bón phân đầy đủ theo đúng hướng dẫn nên cây lúa phát triển tốt. “Trong khi các ruộng lúa khác bị nhiễm sâu bệnh thì ruộng lúa của gia đình tôi dù nằm sát bên không bị ảnh hưởng. Còn khoảng 1 tháng nữa, ruộng lúa sẽ cho thu hoạch. Ước tính giống lúa mới này cho năng suất 8 tạ/sào”-ông Dương chia sẻ.

Các hộ dân tham quan thực tế tại ruộng lúa tham gia mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: Phạm Ngọc

Các hộ dân tham quan thực tế tại ruộng lúa tham gia mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: Phạm Ngọc

Ông Lê Hữu Hưng-Chủ tịch UBND xã Kim Tân-cho biết: Mô hình đáp ứng được nhu cầu của bà con nông dân vì dễ thực hiện, ruộng lúa không bị nhiễm sâu bệnh. Để nhân rộng mô hình sản xuất lúa TBR97 và Đài Thơm 8 theo tiêu chuẩn VietGAP, xã đã đề nghị UBND huyện tiếp tục cấp kinh phí hỗ trợ người dân tham gia.

Trao đổi với P.V, ông Trần Quốc Tuấn-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Pa-nhấn mạnh: Đây là mô hình đầu tiên sản xuất lúa theo hướng VietGAP trên địa bàn huyện. Mô hình triển khai nhằm chuyển giao quy trình sản xuất tiến bộ và tạo ra sản phẩm an toàn, góp phần xây dựng thương hiệu gạo Ia Pa. Từ đó, đưa nông nghiệp Ia Pa phát triển nhanh và bền vững theo hướng tạo ra các sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, bảo vệ môi trường.

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.