Hợp lực để kiến tạo tương lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc bảo tồn di sản trở thành thách thức lớn, đặc biệt khi ngân sách nhà nước còn nhiều hạn chế. Do đó, sự tham gia của khu vực tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng.

1-382-1410.jpg

Với nguồn lực linh hoạt, kinh tế tư nhân có thể đóng góp vào trùng tu, bảo tồn di tích, làng nghề truyền thống và di sản phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật dân gian.

Và thực tế, nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã đầu tư vào bảo tồn di sản kết hợp phát triển du lịch và thương hiệu, góp phần giữ gìn giá trị văn hóa, đồng thời thúc đẩy kinh tế. Sun Group với Bà Nà Hills và Sun World Fansipan Legend không chỉ là điểm du lịch mà còn góp phần bảo tồn văn hóa, tín ngưỡng.

Vingroup đầu tư vào Grand World Phú Quốc, tái hiện làng nghề, chợ đêm, phố cổ, tạo trải nghiệm kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Lune Production đã thành công trong việc đưa nghệ thuật truyền thống lên sân khấu quốc tế với các chương trình như: À Ố Show, Làng Tôi, Teh Dar.

Ngoài các tập đoàn lớn, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng tham gia vào bảo tồn di sản thông qua sản xuất hàng thủ công, phục hồi trang phục truyền thống, tổ chức tour du lịch di sản hay đầu tư vào không gian sáng tạo. Điều này chứng tỏ kinh tế tư nhân không chỉ đóng góp vào các dự án lớn mà còn tham gia sâu rộng vào mọi khía cạnh của bảo tồn di sản.

Sự tham gia của khu vực tư nhân mang lại những tư duy mới, mô hình vận hành hiệu quả và cách tiếp cận sáng tạo, giúp di sản trở thành nguồn lực phát triển thay vì chỉ là “di tích bảo tàng”. Kinh tế tư nhân chính là cầu nối giúp di sản tiếp tục tồn tại trong đời sống hiện đại, mang giá trị thương mại, du lịch và giáo dục.

Nhiều quốc gia đã thành công khi huy động kinh tế tư nhân bảo tồn di sản. Pháp miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp đầu tư vào di sản. Nhật Bản khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào bảo tồn di tích, phát triển du lịch bền vững; đồng thời thúc đẩy mô hình “One Village, One Product” (Mỗi làng một sản phẩm) để kết hợp bảo tồn nghề thủ công đi kèm với hiệu quả kinh tế. Hàn Quốc kết hợp di sản với công nghệ hiện đại, đưa văn hóa truyền thống vào phim ảnh, âm nhạc giúp di sản tiếp cận giới trẻ và quốc tế…

Trên cơ sở những thành công và bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước, tại thời điểm này, để khu vực tư nhân trở thành đối tác chiến lược trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, như: có các chính sách minh bạch, thuận lợi để khuyến khích đầu tư tư nhân vào bảo tồn di sản; đơn giản hóa thủ tục liên quan đến trùng tu, quản lý di tích, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa; nghiên cứu các chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất, thuế giá trị gia tăng đối với các dự án bảo tồn di sản; tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ các quỹ văn hóa - sáng tạo; phát triển mô hình hợp tác công - tư đặc thù, trong đó Nhà nước đóng vai trò định hướng, cung cấp dữ liệu, đảm bảo an ninh văn hóa, còn doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng, dịch vụ, tổ chức sự kiện, phát triển sản phẩm văn hóa theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.

Ngoài ra, cũng cần tổ chức các chương trình đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, kết nối mạng lưới và vườn ươm khởi nghiệp trong lĩnh vực văn hóa - di sản, giúp doanh nghiệp khai thác di sản một cách bền vững và sáng tạo. Khuyến khích các sản phẩm du lịch trải nghiệm, trình diễn nghệ thuật, sản phẩm thời trang, nội thất, ứng dụng công nghệ… giúp di sản trở thành nguồn cảm hứng cho sáng tạo và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đầu tư vào di sản không chỉ vì lợi nhuận mà còn để khẳng định vai trò xã hội, nâng cao thương hiệu, gắn kết với cộng đồng. Ngược lại, cộng đồng cũng cần tham gia vào bảo tồn, hưởng lợi từ sự phát triển di sản.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà cần sự chung tay của toàn xã hội, trong đó kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng. Việt Nam cần đổi mới tư duy, tạo cơ chế thuận lợi để khu vực tư nhân trở thành đối tác chiến lược trong công cuộc giữ gìn bản sắc dân tộc. Khi di sản được sống trong lòng xã hội hiện đại, tiếp sức bởi công nghệ và sáng tạo, chúng ta không chỉ bảo tồn quá khứ mà còn kiến tạo tương lai bằng chính những giá trị văn hóa của mình.

Theo SGGPO

Có thể bạn quan tâm

Công dân toàn cầu

Công dân toàn cầu

(GLO)- Trong tiến trình hội nhập, không ít bạn trẻ đã chủ động nhận diện, nắm bắt cơ hội cũng như ý thức được những thách thức để tự tin bước ra thế giới làm công dân toàn cầu.

Nâng tầm FDI

Nâng tầm FDI

Công ty Intel VN và Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP) vừa phối hợp tổ chức Hội nghị Nhà cung ứng linh kiện chiến lược có sự tham gia của lãnh đạo TP.HCM, giới chức ngoại giao Mỹ, lãnh đạo tập đoàn Intel và lãnh đạo SHTP cùng 40 nhà cung cấp.

Lệch lạc với 'drama' trên mạng

Lệch lạc với 'drama' trên mạng

Hàng triệu công dân cõi mạng (netizen) người Việt sẵn sàng bỏ thời gian, thậm chí đóng phí, thức thâu đêm hóng drama tình ái của một nhân vật có ảnh hưởng trên mạng. Nghe như thể thứ tin tức ấy sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến cuộc đời và công việc của họ.

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

Việc phổ cập – “xóa mù” AI không chỉ giúp người lao động không bị tụt hậu mà còn tạo ra một xã hội năng động, sáng tạo, nơi mỗi cá nhân đều có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để nâng cao đời sống và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).