Hơn 7 tỷ đồng giúp nạn nhân da cam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 27-12, Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Dự án “Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Tây Ninh”, giai đoạn 2011-2015.
 

Ảnh: Hồng Ngọc
Ảnh: Hồng Ngọc

Trong 5 năm triển khai dự án, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã phối hợp với Bệnh viện Chỉnh hình-Phục hồi Chức năng Quy Nhơn khám phân loại cho 442 nạn nhân chất độc da cam bị khuyết tật hệ vận động của 17 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó đã phẫu thuật chỉnh hình cho 49 lượt bệnh nhân, phục hồi chức năng tại bệnh viện cho 30 lượt bệnh nhân, hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình cho 57 lượt bệnh nhân, chăm sóc sức khỏe tại nhà cho 159 bệnh nhân, phục hồi chức năng tại cộng đồng cho 17 bệnh nhân… Bên cạnh đó, Hội còn hỗ trợ sinh kế bằng cây giống, vật nuôi cho 729 hộ gia đình nạn nhân da cam nghèo và cận nghèo với định mức hỗ trợ 5,5 triệu đồng/hộ nghèo và 4,4 triệu đồng/hộ cận nghèo. Tổng kinh phí thực hiện dự án giai đoạn 2011-2015 là hơn 7,6 tỷ đồng, trong đó Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hỗ trợ hơn 5,3 tỷ đồng, nguồn đối ứng của các hộ gia đình là hơn 2,3 tỷ đồng.  

Dịp này, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã tặng giấy khen cho 10 tập thể và 15 cá nhân có thành tích trong thực hiện Dự án “Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Tây Ninh” giai đoạn 2011-2015.

Hồng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.