Học sinh 'bán trú' đặc biệt của làng Kon Ktủ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
42 học sinh (HS) làng Kon Ktủ (xã Đăk Ruồng, H.Kon Rẫy, Kon Tum) đang học 'bán trú' tại Trường THCS Đăk Ruồng đã được sự chăm sóc, hỗ trợ từ thầy cô và các nhà hảo tâm.

Sáng thứ hai hằng tuần, 42 HS tại làng Kon Ktủ lại mang theo lỉnh kỉnh đồ đạc đến Trường THCS Đăk Ruồng. Ngoài cặp sách, các em còn phải mang quần áo cùng vài ký gạo, măng rừng… đủ dùng cho 6 ngày ở lại trường.

Theo ông Đoàn Văn Thoài, Hiệu trưởng Trường THCS Đăk Ruồng, năm 2020, cầu treo bắc qua sông Đăk Bla nối làng Kon Ktủ với trung tâm xã Đăk Ruồng bị lũ cuốn trôi. Từ đó, các HS trong làng Kon Ktủ bắt buộc phải đi đường vòng dài hơn 14 km để đến trường. Thời gian đầu, các phụ huynh phải đưa đón con em đi học hằng ngày rất vất vả. Nhận thấy việc đi lại xa xôi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập cũng như sĩ số HS, nhà trường tổ chức họp phụ huynh và đề xuất phương án cho nhóm HS này ăn, ở tại trường để thuận lợi trong việc học tập.

Đầu tuần, học sinh tại làng Kon Ktủ đem theo gạo, thức ăn đến trường. Ảnh: ĐỨC NHẬT
Đầu tuần, học sinh tại làng Kon Ktủ đem theo gạo, thức ăn đến trường. Ảnh: ĐỨC NHẬT

Qua quá trình vận động, nhà trường đã thuyết phục được toàn bộ phụ huynh đưa con ra ở tại trung tâm xã và cắt cử phụ huynh đến trông coi mỗi tuần. Do chưa chuẩn bị được nơi ăn, chốn ở cho HS nên nhà trường phải mượn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện để các em có chỗ tá túc trong thời gian đầu. Sau đó vài tháng, huyện đã trích một phần kinh phí để nhà trường xây dựng khu nhà ở cho HS. Từ đó, nhóm HS này được chuyển về ở tại trường, phụ huynh cũng không phải đến trông coi con em nữa mà giao hết lại cho nhà trường quản lý.

Thời gian đầu, khi các HS ở lại trường, phụ huynh có gì góp đó. Chứng kiến bữa ăn đạm bạc của HS, tập thể giáo viên nhà trường đã trích một phần tiền lương để hỗ trợ các em. Sau đó, các giáo viên đã đăng tải bữa ăn của các em lên mạng xã hội để kêu gọi hỗ trợ.

Nắm được sự việc, dự án "Nuôi em" của nhóm tình nguyện Niềm tin đã tài trợ bữa ăn cho các HS tại làng Kon Ktủ với kinh phí 17.000 đồng/ngày/em. Kể từ đây, bữa cơm của các em mới được đảm bảo về chất lượng.

Thầy Đạt hướng dẫn các em học sinh làng Kon Ktur nấu ăn. Ảnh: ĐỨC NHẬT
Thầy Đạt hướng dẫn các em học sinh làng Kon Ktur nấu ăn. Ảnh: ĐỨC NHẬT

Là người trực tiếp quản lý, chăm sóc cho nhóm HS bán trú làng Kon Ktủ, thầy Nguyễn Văn Đạt (giáo viên môn sử) cho hay thời gian đầu đón các em ra ăn, ở gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, các em là người đồng bào dân tộc thiểu số, chưa quen với môi trường tập thể, việc sinh hoạt hằng ngày cũng như vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ăn chốn ở còn chưa đảm bảo. Thậm chí, giáo viên còn phải bỏ tiền mua bàn chải đánh răng, khăn mặt, xà phòng tắm… cho các em.

Có thể bạn quan tâm

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

Tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Trung ương bàn giao cho tỉnh quản lý Quốc lộ 14, đoạn qua địa bàn TP. Buôn Ma Thuột

Tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Trung ương bàn giao cho tỉnh quản lý Quốc lộ 14, đoạn qua địa bàn TP. Buôn Ma Thuột

Tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Xây dựng mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Công Thái kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, bàn giao cho tỉnh Đắk Lắk quản lý tuyến đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) đoạn qua địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.

Toàn cảnh giao thông kết nối của tỉnh Lâm Đồng sau sáp nhập

E-magazine Toàn cảnh giao thông kết nối của tỉnh Lâm Đồng sau sáp nhập

Khi sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng mới sẽ có không gian phát triển với nhiều tiềm năng. Để có thể phát huy tối đa những lợi thế thì hạ tầng giao thông đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông vẫn còn nhiều hạn chế cần được đầu tư để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Nghề trồng nấm ở Krông Ana

Nghề trồng nấm ở Krông Ana

Toàn huyện Krông Ana có khoảng 200 hộ trồng nấm thường xuyên, một số hộ dân, hợp tác xã đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng mô hình trồng nấm. Nghề sản xuất nấm đã và đang đem lại thu nhập ổn định cho lao động tại địa phương, nhiều gia đình “sống khỏe” với nghề.

null