Sau 5 năm phát động phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN), nhiều tầng lớp nhân dân đã tích cực tham gia hoạt động nhiều ý nghĩa nhân đạo này. Tuy vậy vẫn còn một bộ phận người dân chưa ý thức đúng, còn đứng ngoài cuộc với phong trào.
Bà Ksor H’Nhan- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Phó ban Chỉ đạo Hiến máu tình nguyện tỉnh cho biết, năm đầu tiên (2006) phát động phong trào HMTN, chỉ có một số ít người tham gia, tập trung chủ yếu ở các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng, lượng máu thu nhận được chỉ đáp ứng 30% nhu cầu máu của bệnh viện. Sau 5 năm, phong trào đã lan tỏa rộng khắp, thu hút nhiều đối tượng tham gia. “Đáng mừng nhất là 2 năm trở lại đây, lực lượng vũ trang, công nhân, giáo dân, các doanh nghiệp đã tích cực tham gia. Sự chung tay của cộng đồng giúp ngành Y tế giảm bớt khó khăn trong việc đáp ứng lượng máu cứu người.
Trong 5 năm (2006-2010) ngành Y tế thu nhận gần 10.000 đơn vị máu. Riêng 6 tháng đầu năm 2011 thu nhận được 2.142 đơn vị máu tình nguyện, đáp ứng 80-90% nhu cầu máu của bệnh viện. Không chỉ vận động người HMTN, tỉnh đã xây dựng được ngân hàng máu sống (trường Trung cấp Y tế và Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai) và Câu lạc bộ máu sống ở phường Hội Thương (TP. Pleiku), góp phần không nhỏ trong việc cứu chữa người bệnh trong những trường hợp cấp bách. Phong trào này cũng ghi nhận những “hiệp sĩ” hiến máu như anh Nguyễn Văn Quý- Bí thư Đoàn phường Hội Thương (45 lần), Trần Thị Huyền- 404 Hùng Vương, TP. Pleiku (22 lần); Nguyễn Văn Tâm- xã Ia Blang, huyện Chư Sê (14 lần); những người HMTN từ 6 lần trở lên như: Vũ Tiến Anh- Phòng Quản lý Đô thị TP. Pleiku; Vũ Thành Long-tổ 5 phường Hoa Lư, TP. Pleiku; Nguyễn Ánh Lam- cán bộ Hội Chữ thập đỏ… Nhiều tập thể như: Đoàn Khối các cơ quan Đảng tỉnh, Thành đoàn TP Pleiku, Trường Trung cấp nghề Gia Lai… Nhiều cá nhân vì lý do sức khỏe không thể hiến máu nhưng tích cực vận động bạn bè, người thân HMTN… đều là những đóng góp đáng quý được Ban Chỉ đạo HMTN tỉnh vinh danh, ghi nhận.
Tuy nhiên, để cuộc vận động HMTN trở thành phong trào sâu rộng, phát triển mạnh mẽ trong toàn xã hội, cần sự đổi mới trong tuyên truyền, vận động để thay đổi nhận thức trong một bộ phận người dân. Nhiều năm làm công tác này, anh Đoàn Xuân Dũng- cán bộ Hội Chữ thập đỏ tỉnh cho biết, hầu như cán bộ, công chức, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị vắng bóng trong phong trào HMTN. Còn 5/17 huyện đến nay chưa thành lập Ban Chỉ đạo HMTN, cũng chưa tổ chức phát động HMTN lần nào.
Bà Ksor H’Nhan đánh giá: “Thực tế cho thấy, nơi nào có sự quan tâm của chính quyền địa phương thì phong trào ở đó phát triển mạnh, như huyện biên giới Đức Cơ, huyện Ia Pa. Còn những địa phương xem nhẹ phong trào này thì hầu như không có bất cứ hoạt động nào, mặc dù hàng năm chúng tôi đều tổ chức tuyên truyền, vận động dưới nhiều hình thức. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo HMTN các huyện, tiến tới thành lập Ban Chỉ đạo HMTN cấp xã, đổi mới hình thức tuyên truyền để thông tin về hoạt động nhân đạo này đến được với mọi người dân, cả những vùng sâu, vùng xa, để ai cũng có thể hiến máu, chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng. Nên nhớ rằng khi nào chúng ta cũng cần tới máu, vì thế, hãy sẻ chia những giọt máu của mình để có lúc, chúng ta sẽ nhận lại”.
Bà Ksor H’Nhan- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Phó ban Chỉ đạo Hiến máu tình nguyện tỉnh cho biết, năm đầu tiên (2006) phát động phong trào HMTN, chỉ có một số ít người tham gia, tập trung chủ yếu ở các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng, lượng máu thu nhận được chỉ đáp ứng 30% nhu cầu máu của bệnh viện. Sau 5 năm, phong trào đã lan tỏa rộng khắp, thu hút nhiều đối tượng tham gia. “Đáng mừng nhất là 2 năm trở lại đây, lực lượng vũ trang, công nhân, giáo dân, các doanh nghiệp đã tích cực tham gia. Sự chung tay của cộng đồng giúp ngành Y tế giảm bớt khó khăn trong việc đáp ứng lượng máu cứu người.
Cán bộ, chiến sĩ tích cực tham gia HMTN |
Nhân ngày tôn vinh những người HMTN (14-6), Ban Chỉ đạo HMTN tỉnh tổ chức tôn vinh 32 cá nhân và 7 tập thể vào sáng 14-6. Đây là hoạt động tri ân đến những người đã hiến máu tình nguyện, chia sẻ sự sống của mình với đồng loại. HMTN và con số qua các năm: 2006: 1.073, 2007: 1.006, 2008: 1.214, 2009: 2.535, 2010: 3.556, 6 tháng đầu năm 2011: 2.142 |
Bà Ksor H’Nhan đánh giá: “Thực tế cho thấy, nơi nào có sự quan tâm của chính quyền địa phương thì phong trào ở đó phát triển mạnh, như huyện biên giới Đức Cơ, huyện Ia Pa. Còn những địa phương xem nhẹ phong trào này thì hầu như không có bất cứ hoạt động nào, mặc dù hàng năm chúng tôi đều tổ chức tuyên truyền, vận động dưới nhiều hình thức. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo HMTN các huyện, tiến tới thành lập Ban Chỉ đạo HMTN cấp xã, đổi mới hình thức tuyên truyền để thông tin về hoạt động nhân đạo này đến được với mọi người dân, cả những vùng sâu, vùng xa, để ai cũng có thể hiến máu, chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng. Nên nhớ rằng khi nào chúng ta cũng cần tới máu, vì thế, hãy sẻ chia những giọt máu của mình để có lúc, chúng ta sẽ nhận lại”.