Hạn hán khốc liệt ở Buôn Đôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
Chị Bùi Thị Hằng đang chuẩn bị can đi xin nước về sử dụng.
 Nhà chị Bùi Thị Hằng, ở thôn 9, xã Tân Hòa (Buôn Đôn, Đắk Lắk) có 1 giếng khoan sâu 40m. Những năm trước, nước giếng này không chỉ dùng cho sinh hoạt cả gia đình mà còn đủ tưới cho 2ha cà phê và 200 trụ tiêu trong vườn. Thế nhưng mùa khô năm nay, giếng kiệt nước.
Cả tháng nay, ngày nào hai vợ chồng chị cũng thay nhau chạy xe máy gần chục cây số xin nước về dùng. Vườn cà phê, hồ tiêu héo lá, khô cành. “Giếng gia đình tôi cạn kiệt hơn 1 tháng rồi. Nước sử dụng cho sinh hoạt cũng không có, lấy đâu ra tưới cho cây trồng”, chị Hằng rân rấn nước mắt.
Chị Lê Thị Ngân, ở xã Tân Hòa cho biết, gia đình chị có một giếng đào sâu 30m và 1 giếng khoan 50m. Cả 2 giếng đã hết nước từ hơn 1 tháng nay.
Thiếu nước, 2ha cây sả và 1ha cà phê héo khô. Năm ngoái 2ha sả và vườn cà phê cho thu gần 100 triệu đồng. Nay cây chết khô, không thu hoạch được là điều chắc chắn.
Nhiều người dân ở đây đang có chung nỗi lo là không biết lấy vốn đâu để trồng lại cây khi mưa xuống? Hiện nước ăn uống, tắm giặt hàng ngày, rất nhiều gia đình cũng phải đi cả gần chục km để xin.
 
Lãnh đạo xã Tân Hòa kiểm tra diện tích cây trồng bị hạn.
Ông Bùi Văn Bản, Trưởng thôn 9, xã Tân Hòa cho biết: Hiện 70% hộ dân ở thôn 9 thiếu nước trầm trọng. Giếng đào trơ đáy, giếng khoan cũng cạn kiệt. 65 ha cà phê, 17 ha tiêu cũng đang chết khô vì thiếu nước. “Chỉ nửa tháng nữa mà không có mưa là toàn bộ cây công nghiệp sẽ chết khô”, ông Bản buồn bã.
Huyện Buôn Đôn có hơn 1.500 hộ dân đang trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt hàng ngày. Bà Trần Thị Thủy, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Buôn Đôn cho biết, trước mắt phòng đã thống kê các điểm dân cư thiếu nước để đề nghị UBND huyện, Sở NN&PTNT bố trí kinh phí khoan thêm giếng cũng như xây dựng các bể chứa nước tập trung phục vụ nhân dân. Đồng thời, vận động người dân sử dụng tiết kiệm nguồn nước, gia đình còn nước chia sẻ cho những hộ xung quanh.
Trao đổi với chúng tôi về vấn nạn này, nhiều người dân cho rằng, nếu đến cuối tháng 4 mà trời vẫn không mưa thì hàng ngàn ha cây trồng ở Buôn Đôn sẽ chết cháy.
Nguyễn Thanh Nga (GD&TĐ)

Có thể bạn quan tâm

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

null