Hai người Mỹ trong ngôi nhà da cam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong buổi chiều nắng đổ dài trên cánh đồng, chúng tôi gặp bố Bo và mẹ Yến của đàn trẻ thơ ngọng nghịu tại Trung tâm Nuôi dưỡng và phục hồi chức năng da cam huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi.

Họ là đôi vợ chồng người Mỹ, vượt nghìn trùng mang yêu thương đến Việt Nam để giúp đỡ những đứa trẻ da cam.

 

Tình cảm của vợ chồng bác sĩ Bucher đã giúp các đứa trẻ da cam có lòng tin vào cuộc sống.
Tình cảm của vợ chồng bác sĩ Bucher đã giúp các đứa trẻ da cam có lòng tin vào cuộc sống.

“Trở về Việt Nam”

Bố Bo tên thật là Vohn Paul Bucher, còn mẹ Yến tên Esther Bucher. Cả hai là bác sĩ phục hồi chức năng đã trải qua nhiều quốc gia để giúp đỡ những đứa trẻ khiếm khuyết và bây giờ họ đang ở Việt Nam.

Mẹ Yến nói: “Cái tên Việt của hai vợ chồng tôi là do bọn trẻ ở đây đặt cho. Nghe cũng dễ thương lắm chứ”.

Chỉ cần nhìn vào sự cần mẫn và nụ cười của ông bà Bucher dành cho bọn trẻ đi không vững, nói không rõ chữ cũng đủ hiểu tình cảm của họ . Tôi hỏi “Vì sao ông bà chọn đến Việt Nam?”. Ông Vohn Paul cười tươi trả lời: “Tôi chọn Việt Nam để trở về chứ không phải đến” .

Chậm rãi và cảm xúc, vị bác sĩ người Mỹ kể năm 1969 tại thủ đô Washington D.C, ông cũng như rất nhiều người Mỹ yêu hòa bình đã xuống đường phản đối chiến tranh Việt Nam. Từng đoàn người nối nhau với những biểu ngữ phản đối chiến tranh.

“Lúc đó tôi và những người bạn rất đau đớn trước nỗi đau từ một đất nước mình chưa từng biết đến trước đó. Tôi cũng như hàng triệu người yêu hòa bình đã hô vang khẩu hiệu, đề nghị rút quân khỏi Việt Nam, trả lại yên bình cho đất nước các bạn” - bác sĩ Vohn Paul kể.

Những đợt tuần hành diễn ra ngày một nhiều hơn và bà Esther cũng chưa bao giờ bỏ bất cứ đợt biểu tình nào. Bây giờ ngồi giữa một Việt Nam thanh bình, hai vợ chồng vẫn giữ được sự đồng điệu như cách họ cùng xuống đường phản đối chiến tranh.

Năm 1970, Vohn Paul đã ngỏ lời cầu hôn với Esther và họ chính thức trở thành vợ chồng. Bà Esther nói: “Kết hôn xong, chúng tôi quyết định đến Việt Nam dù lúc đó cả hai chưa biết gì về đất nước các bạn”.

Một buổi sáng năm 1970, sau chuyến bay dài họ đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Vũ khí, binh lính ở khắp nơi. Tất cả luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu khiến đôi vợ chồng trẻ choáng ngợp. Một thời gian ở Sài Gòn, cả hai quyết định xuống Đại học Cần Thơ dạy tiếng Anh.

“Chúng tôi thuê một căn gác trọ chật hẹp, mỗi ngày đến trường dạy tiếng Anh miễn phí cho giáo viên và sinh viên ở trường này. Bốn năm ở đây khi cuộc chiến trở nên khắc nghiệt hơn, điều kiện học tập cũng không còn được như trước, vợ chồng tôi quyết định về nước. Đó là năm 1974” - bà Esther nhớ lại.

Bốn năm ấy đã khắc sâu trong tâm trí ông bà hình ảnh người Việt Nam hiền hậu, thân thương.

Sau ba năm trở về nước, ông bà Bucher lại tiếp tục đến những vùng đất khó khăn khác. Sau sáu năm ở Indonesia, cả hai quyết định đưa hai đứa con trở về Mỹ để tiếp tục học tập nhưng vẫn nung nấu ý định quay lại châu Á.

Với kiến thức trị liệu phục hồi chức năng, cả hai muốn mang đến những điều tốt đẹp cho những người khuyết tật trên khắp thế giới.

Trong một lần tình cờ đọc được cuốn sách Last night I dreamed of peace (Đêm qua tôi mơ thấy hòa bình - nhật ký của Đặng Thùy Trâm) được dịch, xuất bản ở Mỹ, cả hai quyết định trở về Việt Nam trong chuyến đi cuối cùng của đời mình lúc đã 68 tuổi.

Tổ chức Mennonite Central Committee (MCC) làm cầu nối đưa hai vợ chồng đến với Đức Phổ, nơi nữ y sĩ Đặng Thùy Trâm đã viết cuốn nhật ký mơ ước một Việt Nam hòa bình.

“Vợ chồng tôi đã có chuyến trở về Việt Nam một cách tình cờ như là cơ duyên. Tôi yêu mảnh đất và con người nơi đây” - ông Vohn Paul nói.

Bố mẹ của 
các con da cam

Buổi sáng tháng 2-2016, chuyến bay khởi hành từ bên kia địa cầu đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Cũng là buổi sáng như cách đây hơn nửa thế kỷ nhưng lần trở về Việt Nam này là những nụ cười thay vì súng ống, xe tăng.

Một Việt Nam hòa bình đã khiến ông bà Bucher hạnh phúc. Nhưng đằng sau cuộc chiến nào cũng là những di chấn kéo dài.

Ngày cả hai đến Trung tâm Nuôi dưỡng và phục hồi chức năng da cam huyện Đức Phổ nắng mùa xuân vẫn còn ấm áp nhưng trong họ là bão dông. Bà Esther trải lòng: “Chúng tôi đã khóc khi trước mặt mình là những đứa trẻ không tham gia cuộc chiến nhưng lại gánh toàn bộ những nỗi đau từ thế hệ trước”.

“Bố Bo, mẹ Yến” , những giọng nói ngọng nghịu vang lên, rồi lũ trẻ ùa vào ông bà Bucher. Đáp lại là những lời tiếng Việt lơ lớ mà cả hai đã cố gắng học được sau hơn một năm ở trung tâm.

Hơn một năm đó, bao đứa trẻ đã bắt đầu đi được, nói được và chúng cũng xem ông bà là cha mẹ. Mỗi lần nhìn thấy một em bé ngồi ăn hết bát cơm mà không rơi vãi ra ngoài là niềm hạnh phúc đối với ông bà.

Có lẽ chuyến trở về này, mong muốn lớn nhất của họ đơn giản chỉ là bọn trẻ thôi chịu những cơn đau vì từng đợt 
gió trời trở chướng.

Hôm nay cũng như mọi ngày, vợ chồng bác sĩ Bucher cùng các kỹ thuật viên áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu. Những bước chân co quắp cố tiến về phía trước luôn nhận được tiếng vỗ tay động viên của bố Bo, mẹ Yến.

Ở với bố Bo, mẹ Yến, những đứa trẻ thiếu may mắn còn nhận được niềm tin yêu vào cuộc sống. Vợ chồng bác sĩ Bucher kiên trì hướng dẫn, khuyến khích những đứa trẻ khuyết tật ngồi vẽ tranh trước gương để tìm thấy niềm tin cho bản thân mình.

Bác sĩ Esther bảo rằng: “Có con đường thì sẽ có lối ra, cứ đi rồi sẽ đến. Tôi muốn các con mình luôn mạnh mẽ như chính cách mà cha ông chúng đã chiến đấu để giành lấy hòa bình”.

Ông Huỳnh Sứ (tổ 5, thị trấn Đức Phổ) nói về bố Bo, mẹ Yến với những lời đầy sự tri ân. Không tri ân sao được khi đôi bàn tay của con gái ông giờ có thể cầm nắm được các vật dụng, đôi chân đi lại dễ dàng hơn. Con gái ông Sứ bị nhiễm chất độc da cam từ ông, chân tay co rút.

“Con tôi đã chuyển biến rõ rệt, cảm ơn vợ chồng bác sĩ Esther và những kỹ thuật viên ở trung tâm”.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.