Một số ứng dụng đã tự động tích chọn sẵn tính năng đồng ý lựa chọn dịch vụ khi người tiêu dùng đặt xe. Nếu người tiêu dùng không bỏ chọn tính năng này sẽ bị phát sinh thêm chi phí khi đặt xe.
Về việc tài xế Grabbike phản đối mức tăng chiết khấu mới, đại diện Grab cho biết, hãng đã đối thoại với các tài xế, để họ hiểu về chính sách chiết khấu của hãng. “Thực chất chiết khấu vẫn là 20%, còn phần tăng thêm là thuế VAT áp dụng theo Nghị định 26“.
Các đơn vị xe taxi hay taxi công nghệ hoàn toàn ủng hộ việc quy định xe kinh doanh vận tải dưới 9 chỗ phải đổi biển kiểm soát từ màu trắng sang màu vàng để dễ phân biệt và nhận dạng.
Trao đổi với Dân trí, chuyên gia cho rằng, thị trường taxi công nghệ chính là cuộc đua đốt tiền. Cuộc đua giành cho những kẻ lắm tiền, không phải cuộc chơi của những anh nhà nghèo, sợ rủi ro. Quả thực, với con số mà CEO Fastgo mới “hé lộ“, thì lĩnh vực ứng dụng gọi xe đúng là cuộc đua ngốn tiền.
Mô hình kinh tế chia sẻ được kỳ vọng sẽ tạo dựng một tương lai kinh tế bền vững cho thế giới. Nhưng những gì xảy ra ở Uber, WeWork, Lyft hay Airbnb cho thấy đó chỉ là ảo mộng.
Trong những người bị mời tới làm việc có H. “mập“, người được cho là “ông trùm“ đứng sau nhóm xe ôm “giang hồ“. Đến tối qua, các trinh sát Công an Q.Bình Thạnh (TP.HCM) vẫn tiếp tục lấy lời khai của H. “mập“.
Cuộc đua mới cung cấp siêu ứng dụng sẽ diễn ra với sự tham gia của ông lớn công nghệ Việt là Zalo với các đại gia Grab, Go-jek, hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn trong thời gian tới.
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể liên quan đến việc quản lý Uber, Grab. Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định, các cơ quan chức năng sẽ coi Uber, Grab là các doanh nghiệp taxi ứng dụng công nghệ, nghĩa là Uber, Grab sẽ phải chịu 13 điều kiện kinh doanh như taxi, đồng thời cũng phải tuân thủ quy định khi sử dụng phần mềm công nghệ hỗ trợ kết nối tài xế và khách hàng.