Gỗ la liệt tại điểm tận dụng lâm sản cụm công trình thuỷ lợi ở Kon Tum

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để triển khai cụm công trình thuỷ lợi Ia H’Drai (đợt 1) tại xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, Kon Tum hơn 11 ha rừng đã phải “hi sinh”. Hiện các đơn vị được giao tận thu đã thực hiện việc cưa hạ gỗ.
Theo đó, để triển khai cụm công trình thuỷ lợi Ia H’Drai, tháng 12-2018, UBND tỉnh Kon Tum đã có quyết định 1446 chuyển mục định sử dụng 1.074.819,3 m2 từ đất lâm nghiệp, đất giao thông, đất sông suối sang đất thuỷ lợi. Sau khi được chuyển đổi, diện tích đất trên được giao lại cho các đơn vị triển khai xây công trình thuỷ lợi này.
Trong số diện tích trên, có hơn 11 ha đất rừng tự nhiên thuộc Công ty TNHH MTV Ia H’Drai.
 
Bãi tập kết gỗ tận thu
Bãi tập kết gỗ tận thu
Ông Lê Văn Thoan, Giám đốc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ia H’Drai cho biết, đơn vị đã ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Thạch An Phú để khai thác tận thu lâm sản.
Sản lượng tận thu trên 11 ha là 417m3 gỗ và 220 ster củi. Theo kế hoạch ngày 30-4-2021 sẽ xong việc tận thu gỗ tại đây. Để giám sát việc khai thác gỗ, đơn vị cử 11 cán bộ do 1 phó giám đốc phụ trách.


Hình ảnh gỗ được cưa hạ la liệt tại điểm tận dụng lâm sản:

 
Gỗ được cưa hạ rồi tập kết tại các điểm
Gỗ được cưa hạ rồi tập kết tại các điểm
 
Gỗ đủ các kiểu kích thước
Gỗ đủ các kiểu kích thước
Gỗ từ các điểm tận thu được vận chuyển về
Gỗ từ các điểm tận thu được vận chuyển về
 
Cây rừng bị đốn hạ
Cây rừng bị đốn hạ
 
Con đường được mở trong rừng xanh phục vụ công trình
Con đường được mở trong rừng xanh phục vụ công trình
 
Cách đó khoảng 5km (gần cầu Ia Tơi, xã Ia Tơi), có 1 điểm phá rừng, theo quan sát từ hiện trường thì đã diễn ra khá lâu
Cách đó khoảng 5km (gần cầu Ia Tơi, xã Ia Tơi), có 1 điểm phá rừng, theo quan sát từ hiện trường thì đã diễn ra khá lâu
Chí Dũng (congan.com.vn)

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.