'Giỏi nghề sẽ được nhà tuyển dụng chào đón'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đó là chia sẻ của Nguyễn Thị Kim Yến - sinh viên vừa kết thúc kỳ thực tập, chuẩn bị tốt nghiệp ngành công nghệ may, Trường CĐ Công thương TP.HCM.
Từ trái qua: Quốc Chí, Kim Yến, Tuyết Hồng và Nguyễn Thị Huyền
Từ trái qua: Quốc Chí, Kim Yến, Tuyết Hồng và Nguyễn Thị Huyền
 
Dù chưa từng biết nhau, nhưng 4 sinh viên đã trở thành một đội vô cùng ăn ý, cùng lên ý tưởng, thiết kế để tạo ra sản phẩm thời trang ấn tượng nhất Hội thi Học sinh - Sinh viên giỏi nghề 2019.
Đó là Phan Quốc Chí, Nguyễn Thị Kim Yến, Nguyễn Thị Tuyết Hồng và Lý Thị Huyền, học ở 4 lớp khác nhau của ngành công nghệ may Trường CĐ Công thương TP.HCM. Mỗi người có một thế mạnh nên cô Nguyễn Hoàng Phúc (dạy môn môn sáng tác mẫu) của trường đề nghị cùng kết hợp để tham gia hội thi học sinh - sinh viên giỏi nghề của thành phố.
Chủ đề mà hội thi năm nay đưa ra cho bài thi nghề thiết kế thời trang là “sự bền vững”. Các thí sinh có thể sử dụng chất liệu tự do, màu sắc cũng như kiểu dáng để may 2 bộ trang phục cho nam và nữ nhằm làm nổi bật chủ đề này. Trong nhóm, Huyền là người có thế mạnh về ý tưởng nên đã đề xuất sử dụng jeans, một chất liệu được đưa vào may mặc có lịch sử gần 2 thế kỷ nhưng không bao giờ bị 'lỗi mốt' và dùng rất bền. Trong khi đó, Quốc Chí có sở trường thiết kế và may đồ nên được giao nhiệm vụ làm trang phục nam. Kim Yến và Tuyết Hồng sẽ phụ trách đồ nữ.
Trong khoảng thời gian 7 giờ đồng hồ, tất cả các công đoạn để cho ra đời một sản phẩm đã được 4 bạn cùng phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả. Sau khi 2 bộ đồ hoàn thành, được trình diễn và thuyết trình trước ban giám khảo, nhóm của Trường CĐ Công thương TP.HCM đã giành được 8,5 điểm, số điểm cao nhất hội thi ở nghề thiết kế thời trang.
2 bộ trang phục của nhóm được đánh giá cao nhất
2 bộ trang phục của nhóm được đánh giá cao nhất
“Ban giám khảo nhận xét sản phẩm của tụi em có màu sắc trẻ trung, kiểu dáng năng động, cách xử lý chất liệu tốt, làm nổi bật được chủ đề 'bền vững'. Ngoài ra còn có sự sáng tạo khi váy nữ may 2 tầng, có thể tháo một tầng để tạo sự cá tính, khoẻ khoắn”, Kim Yến cho biết.
Hiện Yến, Chí và Hồng vừa kết thúc kỳ thực tập để chuẩn bị tốt nghiệp ngành công nghệ may, riêng Huyền thì chuẩn bị bước sang năm 3. Chí cho rằng tham gia hội thi và mang giải về là một niềm vui lớn vì đã được trải nghiệm, thử sức để biết mình có thể làm được gì, còn những hạn chế gì.
“Em nghĩ dù học bất cứ nghề gì, nếu đó là nghề mà mình yêu thích, đam mê và nỗ lực hết mình để giỏi nghề thì tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng chào đón...”, Yến chia sẻ.
Mỹ Quyên (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với đức tính năng động và sáng tạo, anh Cao Đình Khánh-Bí thư Chi Đoàn thôn Ia Lâm Tốk (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) đã trở thành điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi ở địa phương. Hiện nay, mô hình đa cây đem lại cho gia đình anh nguồn thu nhập mỗi năm trên 600 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Sinh viên làm pin từ vỏ chuối

Sinh viên làm pin từ vỏ chuối

Gần nửa năm cùng nhau đi thu gom vỏ chuối, rồi trải qua hàng trăm lần gửi trả về mẫu đo đạc, nhóm sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội và Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã chế tạo thành công Pin Lithium từ phế phẩm nông nghiệp.
Cẩn trọng với 'hướng nghiệp tâm linh' trên TikTok

Cẩn trọng với 'hướng nghiệp tâm linh' trên TikTok

Cách đây một năm, dư luận dậy sóng trước thông tin một số ngành nghề bị các nhà sáng tạo nội dung TikTok (TikToker) nhận xét là "vô dụng nhất", "dễ thất nghiệp", "không có tương lai". Đến nay, xu hướng tìm hiểu ngành nghề qua TikTok vẫn sôi động, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
“Lính kho” đam mê nghiên cứu khoa học

“Lính kho” đam mê nghiên cứu khoa học

(GLO)- Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Đặng Bá Hiền-Nhân viên thủ kho (Cục Kỹ thuật, Quân đoàn 3) có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng vào công tác được cấp trên đánh giá cao. Nhiều năm liền, anh đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.