Giảm thiểu mất cân bằng giới tính ở Gia Lai: Bắt đầu từ truyền thông

(GLO)- Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở tỉnh Gia Lai có xu hướng gia tăng và hiện đang ở mức 110 bé trai/100 bé gái. Để góp phần kiểm soát tình trạng này, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh đã triển khai thực hiện Đề án “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2017-2020”.
Ông Lê Ngọc Lân-Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ-cho biết: “Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam nói chung và tỉnh ta nói riêng ngày càng nghiêm trọng: tỷ số giới tính khi sinh ở mức cao, tăng nhanh và ngày càng lan rộng, xảy ra ở cả thành thị và nông thôn; mất cân bằng giới tính khi sinh xảy ra ngay ở lần sinh thứ nhất, đặc biệt cao ở lần sinh thứ 3 trở lên; mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh ở nông thôn cao hơn nhiều ở những cặp vợ chồng có trình độ học vấn cao, kinh tế gia đình khá giả”.
  Tuyên truyền giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại xã Hà Tây (huyện Chư Pah). Ảnh: Đ.Y
Tuyên truyền giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại xã Hà Tây (huyện Chư Pah). Ảnh: Đ.Y
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, theo ông Lân là do áp lực giảm sinh, chế độ an sinh xã hội chưa đảm bảo, chính sách ưu tiên đối với nữ giới chưa thật sự thỏa đáng và lạm dụng tiến bộ khoa học công nghệ để lựa chọn giới tính trước sinh… Tuy nhiên, tư tưởng trọng nam hơn nữ chính là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tình trạng này. 
Đồng quan điểm, bà Võ Thị Thanh Hường-Phó Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã An Khê-cho biết: “Mất cân bằng giới tính khi sinh được coi là một chỉ số về bất bình đẳng giới. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì hiện nay, để mong có được con trai nối dõi tông đường, thờ phụng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, không ít cặp vợ chồng đã chủ động về chế độ ăn uống, chọn phương pháp thụ tinh; sau khi có thai thì sử dụng siêu âm, bắt mạch, chọc hút dịch ối… để lựa chọn giới tính thai nhi”.
Đề cập đến hậu quả của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, ông Luyện Thanh Toàn-Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Chư Pah-nhận định: Việc mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cấu trúc dân số trong tương lai, dẫn tới việc dư thừa nam giới trong xã hội, gia tăng áp lực buộc các em gái phải kết hôn sớm hơn và có thể bỏ học sớm để lập gia đình; gia tăng nhu cầu mại dâm dẫn đến gia tăng buôn bán phụ nữ... “Tất cả những điều này sẽ tác động tiêu cực đến cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng, ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh trật tự, an toàn xã hội và sẽ trở thành thảm họa đối với dân tộc, nòi giống và sự phát triển bền vững của đất nước”-ông Toàn nói.
Để kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, theo ông Lê Ngọc Lân, cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2017-2020”. “Thời gian tới, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tiếp tục phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và cơ quan thông tin truyền thông mở chuyên mục tuyên truyền nâng cao chất lượng dân số, trong đó vận động tuyên truyền làm thay đổi nhận thức và tư tưởng lạc hậu về sinh con trai, con gái. Đồng thời, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức; cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, chính sách an sinh xã hội hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính thai nhi cũng phải được quan tâm đầy đủ”-ông Lân nêu quan điểm.
Dưới góc độ quản lý ngành, ông Nguyễn Đình Tuấn-Phó Giám đốc Sở Y tế, nhấn mạnh: “Trước mắt, ngành DS-KHHGĐ tỉnh cần thống kê số liệu, đánh giá thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại địa phương. Đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức; đưa nội dung mất cân bằng giới tính khi sinh vào các trường THPT trên địa bàn tỉnh thông qua hoạt động giảng dạy, sinh hoạt ngoại khóa, cung cấp sản phẩm truyền thông tại trường học. Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về lựa chọn giới tính thai nhi; tuyên truyền, vận động cơ sở khám bệnh tư nhân ký cam kết không thực hiện các hành vi liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi”. 
Hà Tây

Có thể bạn quan tâm

Chuyện xóm tôi

Chuyện xóm tôi

(GLO)- Xóm tôi cách trung tâm thị trấn Kông Chro (tỉnh Gia Lai) không xa lắm, nhưng mới chỉ có 8 hộ dân sinh sống, tuyến đường lại mới được mở, xung quanh chưa có các cơ sở dịch vụ. Hiện nay, khu vực gia đình tôi ở chưa được Nhà nước đầu tư về nước sạch, các hộ dân đều sử dụng nước giếng trong sinh hoạt hàng ngày, nước mưa để nấu ăn, nước đóng bình để uống.

Nữ cán bộ “hai giỏi”

Nữ cán bộ “hai giỏi”

(GLO)- Nhanh nhẹn, hoạt bát, gương mẫu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương là nhận xét của cán bộ và người dân về chị H’Tinh-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Ia Lang, phường Chi Lăng, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai).

Kbang giảm tình trạng tảo hôn ở các xã thực hiện Đề án 498

Kbang giảm tình trạng tảo hôn ở các xã thực hiện Đề án 498

(GLO)- Năm 2022, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bố trí 292 triệu đồng để thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2015-2025” theo quyết định 498/QĐ-TTg, ngày 14-4-2015 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 498).
Chư Sê: Triển khai Dự án 8 về bình đẳng giới

Chư Sê: Triển khai Dự án 8 về bình đẳng giới

(GLO)- Chiều 21-2, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn I (2021-2025). Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Kbang đẩy mạnh chương trình cho vay nhà ở xã hội

Kbang đẩy mạnh chương trình cho vay nhà ở xã hội

(GLO)- Chương trình tín dụng cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ là 1 trong gần 20 chương trình tín dụng do Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Kbang thực hiện. Chương trình đã giúp người có thu nhập thấp ổn định cuộc sống, an cư lạc nghiệp.

Cần xóa tan tâm lý trẻ bám mẹ

Cần xóa tan tâm lý trẻ bám mẹ

(GLO)- Cô gái nằm cùng phòng với em gái tôi ở khoa sản bệnh viện tầm 28 tuổi. Nghe cô ấy than vãn đau vì phải dùng máy hút sữa, tôi an ủi: “Cố lên em. Mai mốt con khỏe về bú trực tiếp thì không bị đau nữa”. Cô gái liền trả lời: “Em không cho con em bú trực tiếp đâu, sợ nó bám mẹ. Về nhà, em cũng sẽ cho ngủ riêng. Em còn phải đi làm nữa, con bám làm sao mà đi được. Con của chị bạn em, chị ấy cho bú trực tiếp đến 24 tháng. Bây giờ đi đâu, con bé cũng nhõng nhẽo, nước mắt lưng tròng đòi theo”.
Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đi vào thực chất

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đi vào thực chất

(GLO)- Xác định công tác xây dựng gia đình văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững, năm 2023, ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác này.

Cần loại bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ

Cần loại bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ

(GLO)- Những ngày qua, đoạn clip tham gia game show hẹn hò của anh chàng người Huế từ năm 2021 lại được cộng đồng mạng tiếp tục chia sẻ. Quan điểm “sẽ ly hôn nếu vợ không sinh được con trai”, đàn ông ngồi mâm trên, phụ nữ ngồi mâm dưới tiếp tục bị “ném đá” tơi tả vì lạc hậu, bảo thủ và quá nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Chung tay hỗ trợ người nghèo

Chung tay hỗ trợ người nghèo

(GLO)- Các chính sách, chương trình giảm nghèo không chỉ được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm thực hiện mà còn nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của các hội, đoàn thể, sự đồng hành của các doanh nghiệp và toàn xã hội.
“Thủ lĩnh của sự thay đổi”

“Thủ lĩnh của sự thay đổi”

(GLO)- Đầu tháng 1-2023, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai ra mắt Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” điểm cấp tỉnh tại Trường THCS Nguyễn Huệ (xã Chư Drăng, huyện Krông Pa). Tiếp đó, Hội LHPN huyện Krông Pa phối hợp với Trường THCS Kpă Klơng (xã Chư Ngọc) ra mắt CLB điểm cấp huyện.