Giai đoạn 2016-2020: Tổng vốn đầu tư công trung hạn hơn 14.586 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sáng 12-8, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị đánh giá tình hình triển khai kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 và xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025.
Giai đoạn 2016-2020, tổng kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn hơn 14.586 tỷ đồng, phân bổ 13.748 tỷ đồng cho 407 dự án (đạt 94,25% kế hoạch vốn); ước giải ngân gần 13.340 tỷ đồng (đạt hơn 97% vốn phân bổ). Các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 cơ bản giải ngân hoàn thành theo đúng tiến độ được giao. Tuy nhiên, một số dự án vẫn chưa giải ngân theo đúng tiến độ được giao kế hoạch vốn hàng năm. Nguyên nhân do công tác đền bù giải phóng mặt bằng một số dự án triển khai  chậm và vướng mắc; các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia có quy mô nhỏ, các chủ đầu tư giải ngân còn chậm; chưa tăng cường công tác đôn đốc, giám sát và có biện pháp xử lý đối với nhà thầu chậm tiến độ…
Quanh cảnh hội nghị. Ảnh: Vũ Thảo
Quanh cảnh hội nghị. Ảnh: Vũ Thảo
Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2030. Để làm nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, hội nghị đã đưa ra dự thảo nghị quyết về quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh dựa trên nguyên tắc phân bổ vốn bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc phát triển ở các địa phương có số thu lớn, có tỷ lệ điều tiết về ngân sách tỉnh với việc ưu tiên cho các vùng đồng bào dân tộc thiếu số và các vùng khó khăn. Các tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển trong cân đối theo tiêu chí (không bao gồm đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất, nguồn thu xổ số kiến thiết) cho các huyện, thị xã, thành phố, gồm 5 nhóm tiêu chí dân số, tiêu chí về trình độ phát triển, tiêu chí diện tích, tiêu chí về đơn vị hành chính, tiêu chí tỷ lệ che phủ rừng, tiêu chí bổ sung (gồm xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, vùng động lực, hệ thống đô thị)...
Phát biểu kết luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Hoàng đề nghị: Việc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2020-2025 sẽ quyết định cho mục tiêu có đạt được tăng trưởng giai đoạn này hay không cần cân nhắc toàn diện. Cũng như trong bổ sung nguồn lực cho cả một giai đoạn thì tuỳ theo tình hình cần đánh giá toàn diện và có những tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở giai đoạn trước để rút ra được bài học cho giai đoạn sau. Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các ý kiến đóng góp của các sở, ban, ngành, địa phương để sớm hoàn thiện kế hoạch trình UBND tỉnh. Đồng thời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu việc xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí, định mức, phân bổ phải rõ ràng, tính thuyết phục cao; dự kiến số vốn không chênh lệch quá 10% khi có hướng dẫn cụ thể của Trung ương và sớm hoàn thiện kế hoạch trình UBND tỉnh…
                                                                                 VŨ THẢO

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.