Giải cứu người đàn ông nằm bất tỉnh dưới giếng sâu 30m ở Lâm Đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an tỉnh Lâm Đồng đã giải cứu thành công người đàn ông gặp tai nạn bất tỉnh nằm dưới giếng sâu 30m.
Đu dây cáp xuống giếng cứu nạn nhân.

Đu dây cáp xuống giếng cứu nạn nhân.

Khoảng 14h30’ ngày 20/6, ông M.V.H. (49 tuổi, ngụ thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) nạo vét giếng nước thuê cho một hộ dân.

Khi ông H. di chuyển bằng dây xuống đáy giếng sâu 30m thì dây bị đứt. Người đàn ông này rơi từ trên cao xuống, đập đầu vào máy bơm treo bên dưới, bị chấn thương đầu, mất nhiều máu và bất tỉnh.

Sau khi tiếp nhận tin báo, Đội PCCC&CNCH khu vực 2 thuộc Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Lâm Đồng đã nhanh chóng điều động 1 xe chuyên dụng cùng 9 cán bộ, chiến sỹ tới hiện trường khẩn trương giải cứu nạn nhân.

Vì giếng này sâu hơn 30m, đường kính lại nhỏ hẹp nên lực lượng cứu hộ tiếp cận nạn nhân gặp nhiều khó khăn.

Các cán bộ, chiến sĩ tham gia cứu hộ đã sử dụng ròng rọc xuống hiện trường tiếp cận và tìm phương án đưa nạn nhân lên.

Đội PCCC&CNCH phải bơm ô xy xuống để ông H. và lực lượng cứu nạn đủ khí thở. Do giếng nhỏ nên các chiến sĩ phải dùng 2 hệ thống ròng rọc và khóa an toàn để đưa ông H. lên.

Sau gần 1 giờ đồng hồ nỗ lực, lực lượng Cảnh sát PCCC-CNCH đã đưa nạn nhân lên khỏi giếng nước an toàn.

Lực lượng cứu hộ đã tiến hành sơ cứu tại chỗ rồi nhanh chóng chuyển nạn nhân đến Trung tâm y tế huyện Đức Trọng để điều trị chấn thương.

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.