Rau xanh Đà Lạt khan hiếm khiến giá tăng vọt, các nông hộ bắt đầu xuống giống trở lại sau nhiều tháng bỏ đất trống vì bán không ai mua do dịch Covid-19.
Nông dân Đà Lạt cày đất xuống giống trở lại sau khi giá rau tăng vọt. Ảnh: Lâm Viên
Ngày 13.9, ghi nhận của PV, giá các loại rau xanh Đà Lạt (Lâm Đồng) tiếp tục tăng cao do khan hiếm. Nhiều nông hộ xuống giống rau ngắn ngày, sau nhiều tháng sản xuất không tiêu thụ được do ảnh hưởng dịch Covid-19.
Giá xà lách lô lô Đà Lạt bán tại vườn hiện mức 28.000- 30.000đồng/ kg. Ảnh: Lâm Viên
Trước đó, từ tháng 6 - 9.2021, hầu hết các nông hộ sản xuất rau ngắn ngày ở Đà Lạt bị ứ đọng hàng, phải cho các nhóm thiện nguyện thu hoạch làm từ thiện hoặc cày bỏ làm phân xanh vì không tiêu thụ được. Từ đó, nhiều nông hộ để đất trống không canh tác để chờ theo dõi diễn biến dịch bệnh.
Thế nhưng, theo ông Nguyễn Lam Sơn, Giám đốc Công ty Thực phẩm Thảo Nguyên, trong 5 ngày gần đây nguồn rau xanh Đà Lạt khan hiếm khiến giá tăng vọt.
Rau xanh Đà Lạt đang tăng giá từng ngày do nguồn hàng khan hiếm. Ảnh: Lâm Viên
Giá rau được các nông hộ bán tại vườn như xà lách, lô lô từ 10.000 đồng tăng lên 28.000- 30.000đồng/kg, bó xôi từ 8000 đồng tăng lên 18.000đồng/kg, rau cô rôn từ 4.000-5.000 đồng tăng lên 14.000-15.000đồng/ kg, tần ô từ 5000 đồng tăng lên 15.000đồng/kg… Riêng xà lách Mỹ gần như không có hàng để ban.
Ông Nguyễn Quốc Minh Ngữ (Công ty Đồng Xanh, TP.Đà Lạt) cho biết, giá bắp sú, cải thảo từ 3.500- 4.000đồng nay tăng lên 6000-7000 đồng, nhiều vựa rau tới vườn mua bắp sú non với giá 6.000 đồng/gốc. Với hàng củ như cà rốt, khoai tây vẫn giữ giá 16.000-17.000đồng/kg.
Bắp sú Đà Lạt giá tăng khiến nông dân phấn khởi. Ảnh: Lâm Viên
Ông Nguyễn Quang Hưng (Tổ Thánh Mẫu, P.7, Đà Lạt) kể, suốt 3 tháng qua ông xuống giống 2 lứa lô lô, tần ô, bó xôi nhưng không tiêu thụ được, phải cho các nhóm thiện nguyện. Nay có 2 sào lô lô với 30.000 cây gần đến kỳ thu hoạch đang hy vọng bán được giá cao.
Không chỉ ông Hưng, nhiều nông hộ ở Đà Lạt cho biết trước đây đặt cây giống rất dễ, nhưng nay phải chờ đợi từ 2 tuần đến 1 tháng các vườn ươm mới có thể giao cây để xuống giống, sau khi giá rau xanh các loại tăng giá.
TP.Kon Tum (tỉnh Kon Tum) dự kiến sắp xếp 21 xã, phường thành 6 xã, phường gồm: P.Kon Tum, P.Đăk Cấm, P.Đăk Bla, xã Ngọc Bay, xã Ia Chim và xã Đăk Rơ Wa.
Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk đang lấy ý kiến về quy định, tiêu chuẩn chức danh, chức vụ để bố trí cán bộ, lãnh đạo quản lý cấp xã, phường. Ngoài các tiêu chuẩn chung, tỉnh này dự thảo các điều kiện theo chức vụ cụ thể.
Để tránh hạn nên người dân ở Đắk Lắk phải gieo lúa sớm. Tuy nhiên giai đoạn làm đòng trổ bông lại gặp không khí lạnh khiến hàng trăm héc-ta lúa bị thiệt hại.
Căn cứ văn bản đề nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc hỗ trợ địa phương kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu niên vụ năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng.
Theo đề án, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng chỉ còn 51/137 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 9 phường, 42 xã; giảm 86 cấp xã, đạt tỷ lệ 62,77%; trong đó xã Lạc Dương có diện tích lớn nhất và giáp ranh 3 tỉnh.
Hồ chứa Krông Pách Thượng là công trình thủy lợi đa mục tiêu, không chỉ là một hồ chứa, mà còn là công cụ điều tiết nước phục vụ nông nghiệp, sinh hoạt và bảo vệ người dân trước thời tiết, thiên tai.
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định số 231/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phân khu MĐ1 thuộc phân khu 1- Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông đến năm 2045.
Hiện trường vụ tai nạn ở huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông là một ao chứa nước có diện tích khoảng 30m2, sâu khoảng 3m và được phủ bạt nhựa chống thấm; cách nhà hai nạn nhân khoảng 100m.
Tỉnh Lâm Đồng lập đoàn kiểm tra cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, sau khi sáp nhập 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông.
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo xây dựng đề án sáp nhập hành chính cấp tỉnh cho Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận. Các sở, ban, ngành sẽ phối hợp để hoàn chỉnh đề án trước ngày 22.4. Việc này đảm bảo tiến độ và phù hợp với kế hoạch chung.
Dự kiến nếu sáp nhập tỉnh Đắk Lắk với Phú Yên, sẽ có khoảng 1.000 cán bộ, công chức, viên chức có nhu cầu di chuyển từ TP.Tuy Hòa (Phú Yên) đến TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) làm việc và ngược lại.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu