Gia Lai: Xôn xao chuyện ăn thịt trăn 23 người đổ bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ăn thịt trăn đã hơn 2 tháng nhưng sức khỏe của vợ chồng ông bà Nguyễn Văn Thông- Trần Thị Mai ngày một suy kiệt, đang cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy- TP. Hồ Chí Minh. Nhiều người khác vật và vật vờ; không ít người mời thầy tận Thanh Hóa vào Gia Lai cúng giải hạn nhưng vẫn chưa khỏi bệnh…
Bữa tiệc… nhớ đời
Ông Nguyễn Văn Hóa, Trưởng thôn 7 xã Ia Nhin (huyện Chư Pah, Gia Lai) không thể quên buổi chiều ngày 22-8, khi tình cờ sà vào cuộc nhậu ở nhà ông Nguyễn Văn Thông (48 tuổi) cùng thôn. Ông Hóa kể: Hôm đó ông Nguyễn Văn Thời và ông cùng uống rượu, cả hai đã ngà ngà, Hóa đưa Thời về. Ông Thời ở gần nhà ông Thông nên được mời nhậu tiếp với thịt trăn. Mọi người ăn uống cười nói vui vẻ râm ran, sau đó ai về nhà nấy.
Đến ngày 2-9 (đúng 10 ngày sau bữa tiệc) ông Hóa cùng 22 người ăn thịt trăn đều bị sốt cao, nhiều người lên cơn co giật phải nhập viện. Tất cả đều có chung triệu chứng nhức mỏi cơ bắp, uể oải cắn rứt từ trong xương, đi lại không nổi. Hơn 20 người phải nhập viện, tuy nhiên không nơi nào chẩn đoán hoặc xét nghiệm ra nguyên nhân gây bệnh. Ông Hóa đến nay vẫn chưa đi làm đồng nổi, tầm 20 ngày lại xuất hiện một cơn sốt, đau khắp thân thể không muốn ăn, ngủ trong khoảng 5-6 ngày rồi bệnh tự giảm xuống, tuần hoàn như thế.
Ông Hóa- Trưởng thôn 7 (bên phải) sau khi ăn thịt trăn 2 tháng vẫn còn nhức mỏi. Ảnh: H.K
Ông Hóa- Trưởng thôn 7 (bên phải) sau khi ăn thịt trăn 2 tháng vẫn còn nhức mỏi. Ảnh: H.K
Riêng gia đình ông Thông quả là gặp đại họa từ hơn 2 tháng nay. Anh Nguyễn Văn Khánh (21 tuổi) con trai thứ ba của ông Thông cho biết: Sau khi cả nhà 9 người ăn thịt trăn vào ngày 22-8 đến khoảng 21 giờ ngày 1-9 vợ Khánh là Luyện Thị Cúc và bố Thông đau đầu dữ dội, sốt cao, co giật. Cứ tưởng sốt bình thường lo thuốc men điều trị, song đến ngày hôm sau những người còn lại trong gia đình có ăn thịt trăn và những người khác cùng ăn thịt trăn đều có triệu chứng như nhau: Mệt mỏi, sốt cao, nhiều người co giật 4-5 lần/ngày.
Đa số là công nhân cà phê nên họ được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện 331 và Bệnh viện Quân y 211. Vợ chồng ông Thông bà Mai nằm 16 ngày ở Bệnh viện 331 xuất viện về nhà được 10 ngày thì sốt cao phải nhập viện lại. Sau khi nhập viện 3 ngày thấy cơ thể vẫn không hết mệt mỏi, sức khỏe ngày càng suy giảm ông Thông bỏ về điều trị thuốc Nam, bệnh không khỏi gia đình lại đưa ông nhập viện 211. Tại đây các bác sĩ vẫn không tìm ra nguyên nhân gây bệnh nên gia đình đã quyết định chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy- TP. Hồ Chí Minh vào ngày 19-10. Khánh bảo: Ba em đang thở ô xy, song bệnh càng nặng, ngày 24-10 rút ô xy ra 15 phút rồi phải đặt lại. Hiện ba không ăn uống, đi lại gì được. Mẹ Khánh bà Mai 47 tuổi cùng nhập viện Chợ Rẫy, chân tay sưng phù sức khỏe suy kiệt gia đình phải cử 4 người vào nuôi.
Người dân hoang mang
Có rất nhiều sự thêu dệt hoang đường xung quanh việc 23 người ăn thịt trăn đến 10 ngày sau mới phát hiện bệnh ở xã Ia Nhin và Ia Yok. Người thì cho rằng đó là con nưa- một loại giống trăn song có độc tính cao, số khác bảo do bắt trúng trăn tinh bị quỷ thần trừng phạt cần phải cúng bái mới khỏi. Ông Lê Thìn- một người cùng bị ngộ độc trong nhóm ăn thịt trăn có vợ quê Thanh Hóa. Không rõ nghe mai mối thế nào, đã bàn nhau mời thầy Mét và thầy Thanh từ Thanh Hóa vào Ia Nhin cúng và cho thuốc uống. 13 người tin tưởng góp tiền mua lễ vật và cam kết nếu điều trị khỏi mỗi người sẽ mất 3 triệu đồng trả tiền công và thuốc thang cho thầy. Tuy nhiên sau 5 ngày uống thuốc tất cả đều không thuyên giảm nên thống nhất trả công mỗi người 700.000 đồng rồi mời thầy... về.
Anh Nguyễn Văn Khánh khẳng định việc dư luận cho rằng trăn có 9 mũi, 9 râu là không có, chính Khánh cùng ba mẹ làm thịt con trăn này thấy nó chỉ có 2 lỗ mũi như những con trăn bình thường. Con trăn này được mua từ huyện Ia Grai, nguyên do hôm đó ông Thông đi ăn nhà mới, tình cờ có nghe một người điện thoại cho anh Phòng rằng có bán 1 con trăn. Ông Thông quyết định mua về ăn thịt và lấy da, xương nấu cao. Con trăn nặng 13,5 kg dài gần 3 mét được mua với giá 130.000 đồng/kg. Đêm về bỏ nó trong thùng phi, Khánh có nghe trăn thở phì phì như rắn hổ. Khi mổ bụng trăn có một phần con khỉ bị trăn ăn thịt chưa tiêu hóa hết, xác nó đã phân rữa nên bỏ đi không dùng.
Khi làm thịt trăn, tiết và mật được lấy pha rượu cho nhiều người cùng uống; thịt, bao tử làm món nộm, còn xương và da ông Thông sau đó nấu được khoảng 7 lạng cao. Mỡ trăn lấy rán hiện vẫn đang cất ở nhà. Riêng cao trăn sau khi cả nhóm người ăn thịt phát bệnh ông Thông đã mang đi đổ, chỉ có hàng xóm xin một ít hiện nay vẫn còn. Chúng tôi đề nghị Khánh giữ lại những sản phẩm này để cơ quan chức năng cần thiết có thể kiểm tra xem đây là loài gì, độc tính ra sao.
Ông Nguyễn Văn Hóa- Trưởng thôn 7 kiến nghị với các cơ quan chức năng sớm làm rõ nguyên nhân đổ bệnh của những người dân đã ăn phải thịt trăn. Vì sao thịt con vật này có độc nhưng không ngộ độc ngay mà mãi đến chục ngày sau mới phát bệnh? Hiện nhiều người rất hoang mang bởi không ít kẻ xấu lợi dụng xúi giục dân mê tín dị đoan cúng bái, tiền mất tật mang. Có người còn yêu cầu phải lên tận rừng Sê San 3 nơi bắt được trăn cầu cúng thì mới khỏi bệnh.
Huỳnh Kiên

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.