Gia Lai: Thanh niên dân tộc thiểu số khát vọng vươn lên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Bằng khát vọng vươn lên, nhiều đoàn viên, thanh niên người dân tộc thiểu số ở Gia Lai đã nỗ lực lao động sản xuất, vun đắp hạnh phúc gia đình và chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Vượt khó vươn lên làm giàu

Mới đây, chúng tôi được Phó Bí thư Đoàn xã Ia Dêr (huyện Ia Grai) Ksor HWương đưa về làng Breng 2 gặp anh Ksor Hin (SN 1990). Tiếp chuyện chúng tôi trong ngôi nhà xây khang trang trị giá 600 triệu đồng, anh Hin kể: Học hết THCS, anh ở nhà làm rẫy với bố mẹ. Mấy năm sau, bố mẹ cho anh 1 ha đất trống để trồng trọt. Khi đó, anh quyết định trồng hồ tiêu nên trần lưng ra vỡ đất, vay tiền mua giống và vật tư. Thời gian đầu, 1 ha hồ tiêu của anh nổi tiếng ở huyện về độ tươi tốt. Đang khấp khởi mừng thầm khi nghĩ đến việc vườn hồ tiêu sẽ cho thu nhập cao thì cây mắc bệnh chết hàng loạt khiến anh lâm vào cảnh trắng tay. Không chùn bước trước thất bại, chàng trai người Jrai chuyển sang trồng cà phê và gặt hái thành công. Ít lâu sau, bố mẹ cho thêm ít đất và sẵn tiền tích lũy, vợ chồng anh Hin mua thêm đất trồng lúa, điều. Hiện gia đình anh có 1 ha cà phê, 2 ha điều và 6 sào lúa nước.

Anh Ksor Hin (làng Breng 2, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: T.D

Anh Ksor Hin (làng Breng 2, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: T.D

“Hàng năm, vợ chồng tôi thu về 150-200 triệu đồng từ sản xuất nông nghiệp. Tôi cũng đã mua được 1 chiếc xe ô tô 5 chỗ để phục vụ việc đi lại của gia đình và chở khách trong làng đi du lịch, thăm người ốm. Ví như 1 chuyến chở khách từ làng Breng 2 lên TP. Kon Tum, tôi lấy 700-800 ngàn đồng, rẻ hơn xe ngoài phố 500-600 ngàn đồng/chuyến. Lúc rảnh rỗi, tôi cũng tham gia xây dựng nhà cho người ta với tiền công 300-400 ngàn đồng/ngày. Tất cả các nguồn thu ấy giúp cuộc sống gia đình ngày càng ổn định hơn. Cuối năm vừa rồi, vợ chồng góp tiền với bố mẹ để xây ngôi nhà mới trị giá 600 triệu đồng”-anh Hin bộc bạch.

Ở làng Bung-Tờ Số (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ), cô gái người Bahnar Đinh Thị Kat (SN 1995) được nhiều người thương quý vì sự nỗ lực vượt khó vươn lên làm giàu. Năm 2010, khi Kat đang học lớp 10 thì bố qua đời. Gia đình khó khăn, Kat đành nghỉ học để về phụ giúp mẹ làm kinh tế, nuôi bà và 2 em nhỏ. “Ở làng, bà con chỉ biết trồng bắp, đậu, lại thường phụ thuộc vào thời tiết nên thu nhập rất bấp bênh. Năm 2017, trong chuyến đi thăm họ hàng ở làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ), nhận thấy bà con ở đây làm ăn khấm khá nhờ trồng keo lai, mình về vận động mẹ vay vốn ngân hàng 50 triệu đồng để trồng 1 ha. Ngoài ra, mình cũng vận động gia đình chuyển gần 5 ha đất sang trồng mía, mì và trồng cỏ nuôi bò. Nhờ đó, sau 2 năm, không chỉ trả được hết nợ, gia đình còn xây dựng được căn nhà mới khang trang rộng hơn 90 m2 trị giá 400 triệu đồng. Hiện nay, gia đình tích lũy hơn 300 triệu đồng/năm”-chị Kat tâm sự.

Chị Đinh Lan-Phó Bí thư Đoàn xã Ya Hội-cho hay: “Đinh Thị Kat là một trong những thanh niên người dân tộc thiểu số điển hình của xã về phát triển kinh tế gia đình”.

Cống hiến cho xã hội

Không những làm kinh tế giỏi, anh Ksor Hin và chị Đinh Thị Kat còn được dân làng yêu quý bởi những đóng góp cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở địa phương. Những năm qua, cả 2 đều được đoàn viên tin tưởng, tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi Đoàn.

Chị Đinh Thị Kat vượt khó làm giàu trên quê hương. Ảnh: Thiên Di

Chị Đinh Thị Kat vượt khó làm giàu trên quê hương. Ảnh: Thiên Di

Anh Hin chia sẻ: “Mình làm Bí thư Chi Đoàn làng Breng 2 gần 2 nhiệm kỳ rồi. Điều phấn khởi là các đoàn viên, thanh niên trong làng đều luôn tin tưởng, ủng hộ. Thường ngày, mình hướng dẫn các đoàn viên, thanh niên cũng như người dân cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi nên mọi người quý mến. Mình cũng thường kêu gọi Mạnh Thường Quân ủng hộ kinh phí, đồ dùng học tập cho đám trẻ trong làng”. Theo Phó Bí thư Đoàn xã Ia Dêr thì: Với những đóng góp của mình, những năm qua, anh Hin được Đoàn Thanh niên các cấp tặng nhiều giấy khen. Đơn cử như năm 2019, Huyện Đoàn Ia Grai tặng giấy khen vì anh đã có thành tích trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Còn năm 2021, Chi Đoàn làng Breng 2 được Đoàn xã Ia Dêr tặng giấy khen vì đã có thành tích trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

Đối với chị Đinh Thị Kat, năm 2022, chị được bầu làm Bí thư Chi Đoàn làng Bung-Tờ Số. Từ khi đảm nhận nhiệm vụ đến nay, chị Kat đã vận động đoàn viên, thanh niên chuyển đổi cơ cấu cây trồng. “Thấy hiệu quả kinh tế từ gia đình mình, nhiều đoàn viên, thanh niên và dân làng cùng chuyển sang trồng rừng. Hiện làng có 60/156 hộ trồng keo lai, bạch đàn. Hộ trồng ít thì 1-2 sào, hộ nhiều thì 1 ha. Một số nam thanh niên trước đây hay quậy phá thì giờ đã nghe lời khuyên mà tu chí làm ăn, phát triển kinh tế gia đình. Giấy khen “Thanh niên điển hình tiên tiến trong khởi nghiệp, lập nghiệp” của Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ năm 2023 là niềm động viên lớn để mình cố gắng hơn trong thời gian tới. Mình sẽ nỗ lực hơn trong công tác Đoàn để động viên, giúp đỡ thêm nhiều đoàn viên, thanh niên vươn lên thoát nghèo. Mặt khác, mình cũng vận động gia đình tiên phong đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp”-Bí thư Chi Đoàn làng Bung-Tờ Số cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.