Gia Lai tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ trẻ em

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Để góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất trẻ em bị tai nạn thương tích, nhất là trẻ em bị tử vong do đuối nước, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ trẻ em.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh về tăng cường chỉ đạo thực hiện phòng-chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em.

 Phòng GD-ĐT thị xã Ayun Pa tổ chức dạy bơi cho học sinh tiểu học. Ảnh: Phương Tú
Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Ayun Pa tổ chức dạy bơi cho học sinh tiểu học. Ảnh: Phương Tú


Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương; trong đó tập trung vào các nhiệm vụ tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các giải pháp phòng-chống tai nạn thương tích, đặc biệt là đuối nước ở trẻ em. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, phòng-chống tai nạn thương tích trẻ em. Tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng-chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em các cấp trong tỉnh, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em.

Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng-chống tai nạn thương tích trẻ em. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm đội ngũ cán bộ, giáo viên, phụ huynh và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường. Chú trọng giáo dục kỹ năng sống; kỹ năng nhận biết, kỹ năng phòng-chống tai nạn thương tích, đặc biệt là đuối nước.

Đối với những nơi có đủ điều kiện, chỉ đạo nhà trường đưa nội dung bơi lội vào giảng dạy bằng nhiều hình thức linh hoạt. Mở các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng sơ cấp cứu đuối nước; nâng cao kỹ năng tuyên truyền phòng-chống tai nạn đuối nước cho cán bộ chuyên trách ở cấp cơ sở. Tăng cường xây dựng phóng sự, tin, bài, tăng thời lượng phát sóng tuyên truyền, cảnh báo, phổ biến kỹ năng phòng-chống đuối nước trẻ em trên địa bàn. Phối hợp duy trì và đẩy mạnh phong trào dạy và học bơi cho trẻ em. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên bơi lội, hướng dẫn viên cứu đuối.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường thủy, phòng-chống tai đuối nước trẻ em tại cơ sở; xử lý nghiêm, kịp thời các hành nan vi vi phạm. Chỉ đạo kiểm tra, rà soát, chỉnh sửa, làm mới, cắm biển cảnh báo, pano tại những vị trí giao thông nguy hiểm, nơi có mật độ tham gia giao thông đông nhằm tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ đến với người dân, đặc biệt trẻ em.

Đảm bảo an toàn hệ thống hồ, đập thủy lợi trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các đơn vị quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát các vị trí có nguy cơ xảy ra đuối nước và lắp đặt biển cảnh báo tại những khu vực nước sâu nguy hiểm để người dân biết, phòng tránh; phối hợp với chính quyền địa phương, các chủ hồ, đập trong công tác tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa tai nạn đuối nước, đảm bảo an toàn cho người dân nói chung và trẻ em nói riêng.


Nâng cao nhận thức của đoàn viên và thanh-thiếu niên, trẻ em và cộng đồng về phòng tránh đuối nước.

Đặc biệt, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường và đổi mới cộng tác tuyên truyền phòng tránh đuối nước trẻ em bằng nội dung, hình thức đa dạng, phù hợp địa bàn, đối tượng. Vận động gia đình quan tâm, giám sát trẻ, đưa trẻ đi học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Rà soát, kịp thời phát hiện các hố sâu, ao, hồ, sông, suối, khu vực thường xảy ra đuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra đuối nước; vận động, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân lắp đặt hàng rào chắn, biển cảnh báo nguy hiểm, san lấp các hố xây dựng các công trình không còn sử dụng; giếng nước và các dụng cụ đựng nước phải có nắp đậy chắc chắn, an toàn. Có biện pháp để các chủ đầu tư công trình hiện đang thi công xây dựng trên địa bàn trong việc lập rào chắn các hồ móng, san lấp hoàn trả những khu vực lấy đất để xây dựng công trình tránh trường hợp trong mùa mưa hình thành các hố nước, cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại những nơi đang thi công.

Kiểm tra, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu địa phương nếu tình hình đuối nước trẻ em tiếp tục diễn biến phức tạp mà không có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả.

 

KIỀU PHAN

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Những tấm gương nỗ lực vượt qua “bóng tối”

Những tấm gương nỗ lực vượt qua “bóng tối”

(GLO)- Dù không có được đôi mắt sáng như bao người khác nhưng những người bị mù ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) lại làm cho cuộc đời mình sáng lên bằng chính tinh thần lạc quan và nghị lực phi thường. Điều đó đã giúp họ vượt qua “bóng tối” của số phận, tìm được ánh sáng cho đời mình.

Thành viên Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo xã Ia Sao phối hợp với điều tra viên tiến hành rà soát hộ nghèo tại buôn H’Liếp. Ảnh: V.C

Ia Sao công khai, minh bạch trong điều tra, rà soát hộ nghèo

(GLO)- Hiện nay, các thôn, buôn thuộc xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa) đã hoàn tất công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều. Các quy trình đều được thực hiện công khai, minh bạch trên cơ sở đánh giá chi tiết đến từng hộ dân để có hướng hỗ trợ thiết thực, hiệu quả.

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Gia Lai khảo sát việc giải quyết kiến nghị cử tri tại TP. Pleiku

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Gia Lai khảo sát việc giải quyết kiến nghị cử tri tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 4-11, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Thanh Bình-Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh dẫn đầu đoàn khảo sát đã làm việc với TP. Pleiku về giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XII thuộc lĩnh vực pháp chế.

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 giúp xây dựng nhà cho gia đình bà A Nưnh (làng Đăk Pơ Nan, xã Kon Thụp). Ảnh: T.N

Những ngôi nhà ấm tình đoàn kết ở Kon Thụp

(GLO)- Năm 2024, huyện Mang Yang được Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Gia Lai phân bổ 750 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng 15 căn nhà (50 triệu đồng/căn) cho các hộ nghèo và cận nghèo. Huyện ủy đã thống nhất ưu tiên hỗ trợ xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, cận nghèo xã Kon Thụp.