Gia Lai: Liên doanh, liên kết phát triển du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những năm gần đây, nhiều địa phương trong nước vốn giàu tiềm năng thế mạnh về du lịch đã chú trọng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Các tỉnh ven biển rất phát triển loại hình du lịch này, vì biết khai thác lợi thế từ biển. Nhiều khu nghỉ dưỡng, nhiều khách sạn sang trọng được đầu tư  với quy mô lớn, đồng bộ, khép kín và hiện đại, như: Tuần Châu- Hạ Long- Quảng Ninh, Cửa Lò- Nghệ An, Lăng Cô- Thừa Thiên-Huế, Hội An- Quảng Nam, Hòn Ngọc Việt- Khánh Hòa, Quy Nhơn- Bình Định, Mũi Né- Bình Thuận... Những khu nghỉ dưỡng này thu hút một lượng khách rất lớn, đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách, góp phần quảng bá cho ngành Du lịch cũng như hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè thế giới. 
 Ảnh: N.G
Ảnh: N.G
Tuy không phát triển rầm rộ và gặt hái nhiều thành công như các tỉnh ven biển nhưng loại hình du lịch này cũng khá phát triển ở các tỉnh miền núi. Tây Bắc vốn nổi tiếng với Sa Pa- Lào Cai,  khí hậu, mát mẻ quanh năm, sương mù bảng lảng, có nhiều kiến trúc cổ thời Pháp, muôn hoa khoe sắc, những vạt ruộng bậc thang. Tây Nguyên có Đà Lạt- một châu Âu ở Việt Nam với phong cảnh hữu tình, những ngôi biệt thự cổ, những đồi thông trải dài, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Gần đây, du khách lại háo hức tìm đến Măng Đen- Kon Tum. Đây như là phát hiện mới về một nơi có cảnh vật khá nguyên sơ, thưa dấu chân người, khí hậu mát mẻ, trong lành ở Bắc Tây Nguyên. Thực ra, hạ tầng nơi đây còn quá nghèo nàn, chỉ có một số nhà nghỉ sơ sài. Nhưng tiết trời lành lạnh, sương mù giăng giăng, đồi thông chập trùng, đó có thể là nguyên nhân nơi này níu chân du khách đến thăm.

Vậy Gia Lai thì sao? Ở độ cao trên 600 mét so với mực nước biển, nơi cao nhất lên đến 1.000 mét, vì vậy mà khí hậu Gia Lai ôn hòa, phổ biến ở nền nhiệt độ 20-30oC. Khí hậu trong lành, mát mẻ lại giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng, có nhiều danh lam thắng cảnh nên nơi đây hoàn toàn có điều kiện để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên có vẻ lâu nay loại hình du lịch này chưa được đề cập đúng mức.
 Ảnh: N.G
Ảnh: N.G
Ở Gia Lai chẳng những loại hình du lịch nghỉ dưỡng không được chú ý mà các loại hình khác cũng chưa được chú trọng đúng mức. Trên thực tế, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chỉ mới quan tâm đến việc khai thác thô sản phẩm hiện có, lại chậm đổi mới, nâng cấp, đa dạng. Nhiều điểm du lịch xuống cấp, thậm chí là bị xâm hại. Nghèo nàn nên lượng khách đến với Gia Lai hàng năm chỉ dừng lại ở con số vài chục ngàn lượt người. Hoạt động chắp vá, thiếu một chiến lược phát triển nhanh và bền vững nên dù đã có 15 năm phát triển nhưng để trở thành một ngành kinh tế quan trọng như xác định của tỉnh thì du lịch Gia Lai chưa làm được. Theo số liệu thống kê, 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh đạt 13,6%/năm, quy mô nền kinh tế tăng gấp 3,24 lần so với năm 2005, ngành Thương mại- Du lịch tăng trưởng 14,98%/năm nhưng chỉ chiếm 28,07% GDP và ngành Du lịch chỉ tăng 0,58% so với năm 2005. Đây quả thật là một thực tế đáng buồn đối với một tỉnh giàu tiềm năng du lịch và hoàn toàn có thể huy động cao hơn tỷ lệ đóng góp của nó vào GDP của tỉnh.

Theo ông Lê Việt Hường- Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh, để thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển, trong đó có loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tỉnh cần chủ trương xúc tiến kêu gọi đầu tư, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn gắn với chủ trương xã hội hóa du lịch; đa dạng hóa sản phẩm và phát triển sản phẩm mới; mở rộng hợp tác, liên doanh liên kết. Trong đó có cả việc liên kết phát triển du lịch với 3 nước trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia. Ông Hường cũng cho rằng: Bổ sung quy hoạch phát triển du lịch là việc cần làm, lựa chọn chương trình du lịch trọng tâm để đầu tư, quảng bá; xây dựng hạ tầng các tour, tuyến, điểm du lịch. Hiệp hội Du lịch tỉnh cần thể hiện tốt hơn vai trò tập hợp, đoàn kết và tạo điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển.Về phần mình, các doanh nghiệp làm du lịch phải năng động hơn, có chiến lược phát triển phù hợp, lựa chọn loại hình du lịch là thế mạnh của tỉnh, của đơn vị mình để đầu tư, khai thác và cạnh tranh thành công. Và tất nhiên, không thể không lưu tâm đến loại hình du lịch nghỉ dưỡng.
Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm