Gia Lai có dự án đạt giải nhì cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ V"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Dự án “KHAN Tea & Coffee/Sản xuất-Kinh doanh các sản phẩm Trà túi lọc từ vỏ cà phê Cascara và Trà từ lá cà phê Kuti tận dụng nguồn phụ phẩm cây cà phê tại Gia Lai” của nhóm học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương vừa đạt giải nhì tại cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ V năm 2023” diễn ra tại TP. Huế.

Theo đó, cuộc thi năm nay được phát động từ tháng 11-2022 trên quy mô toàn quốc. Ban Tổ chức đã nhận được 508 dự án thuộc 5 lĩnh vực: Công nghiệp, chế tạo sản phẩm; Nông, lâm, ngư nghiệp; Giáo dục, du lịch, dịch vụ, tài chính; Y tế, chăm sóc sức khỏe, công nghệ làm đẹp; Kinh doanh tạo tác động xã hội.

Trải qua nhiều vòng thi, 30 dự án của khối học sinh và 50 dự án của khối sinh viên đã được lựa chọn bước tiếp vào vòng chung kết. Kết quả, đối với các dự án khởi nghiệp của sinh viên, Ban Tổ chức đã trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 4 giải khuyến khích cho mỗi lĩnh vực. Riêng đối với các dự án khởi nghiệp của học sinh, mỗi lĩnh vực dự thi được trao 1 giải nhất, 2 giải nhì và 3 giải ba.

Gia Lai có dự án đạt giải nhì cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ V" ảnh 1
Nhóm học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương nhận giải nhì tại cuộc thi. Ảnh: Xuân Hương

Dự án “KHAN Tea & Coffee/Sản xuất-Kinh doanh các sản phẩm Trà túi lọc từ vỏ cà phê Cascara và Trà từ lá cà phê Kuti tận dụng nguồn phụ phẩm cây cà phê tại Gia Lai” của nhóm 5 học sinh: Đặng Lê Gia Hân, Nguyễn Chí Khang, Trịnh Mỹ Anh, Nguyễn Thị Thanh Nga và Nguyễn Hà Bảo Khanh (Trường THPT chuyên Hùng Vương) thực hiện. Dự án thuộc lĩnh vực Kinh doanh tạo tác động xã hội và đã đạt giải nhì chung cuộc. Đây cũng là dự án duy nhất của tỉnh Gia Lai lọt vào vòng chung kết cuộc thi năm nay.

Được biết, cuộc thi nằm trong chuỗi những hoạt động của “Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ V” năm 2023 (SV-Startup 2023) do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức vào ngày 25 và 26-3. Đây là năm thứ 3, tỉnh Gia Lai có dự án lọt vào vòng chung kết cuộc thi và đạt giải (năm 2021 và 2022 đều đạt giải khuyến khích).

Có thể bạn quan tâm

Nữ giám đốc 9x

Nữ giám đốc 9x

Trẻ trung, năng động, nhanh nhẹn, Lê Thị Khánh Ly (thôn Trung Nghĩa Đông, xã Kroong, thành phố Kon Tum) đã tự thân lập nghiệp khi mới 23 tuổi và mạnh dạn tìm lối đi riêng cho chính mình.
Lê Hữu Trường làm giàu từ trồng hoa, cây cảnh

Lê Hữu Trường làm giàu từ trồng hoa, cây cảnh

(GLO)- Với năng khiếu tạo hình cho cây cảnh cùng kiến thức tích lũy được từ giảng đường đại học, kỹ sư nông nghiệp Lê Hữu Trường (thôn Hòa Lộc, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh) đã xây dựng thành công mô hình trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Những tỷ phú nông dân

Những tỷ phú nông dân

Ở thủ phủ chăn nuôi heo lớn nhất miền Trung (huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) xuất hiện thêm nhiều nông dân tiêu biểu với cơ ngơi lên đến hàng tỷ đồng.
Điểm tựa khởi nghiệp

Điểm tựa khởi nghiệp

(GLO)- Chưa khi nào 2 từ “khởi nghiệp” lại được giới trẻ nhắc đến nhiều như hiện nay. Đó là khát khao khẳng định bản thân một cách chân chính, cần được hỗ trợ tối đa để hiện thực hóa. Tuy nhiên, theo một thống kê gần đây, cứ khoảng 100 người khởi nghiệp thì có tới 80% đứng trước nguy cơ giải thể trong 2 năm đầu hoạt động. Nguyên nhân lớn nhất được nhận diện là thiếu kiến thức về quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu vốn và kinh nghiệm thực tế trong môi trường kinh doanh.
Giấc mơ từ tre nứa

Giấc mơ từ tre nứa

(GLO)- Anh Đỗ Mạnh Cương từng thực hiện 2 chuyến đi bộ xuyên Việt và xem đây là “hành trình tìm về chính mình” để tỏ tường con đường mình muốn đi và mục tiêu của cuộc đời. Quyết định trở về quê nhà thành lập tổ mây tre đan tại làng Đê Kjiêng (xã Ayun, huyện Mang Yang) của anh có lý do như vậy.
Người thợ gia công cơ khí đam mê sáng tạo

Người thợ gia công cơ khí đam mê sáng tạo

(GLO)- “Đã là người thợ thì nghề gì cũng vất vả, điều quan trọng là mình phải đam mê và yêu nghề. Có yêu nghề thì mình mới tìm tòi để cho ra đời những sáng kiến áp dụng vào thực hiện nhiệm vụ của đơn vị”-Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Đạt Dưỡng-thợ gia công cơ khí của Đại đội Gia công cơ khí (Tiểu đoàn 30, Cục Kỹ thuật, Quân đoàn 3) chia sẻ.
Người trẻ 'đẻ' ra tiền nhờ ứng dụng AI

Người trẻ 'đẻ' ra tiền nhờ ứng dụng AI

Trước thực trạng phải viết lệnh sản xuất thủ công, tốn rất nhiều công sức, các bạn trẻ Công ty than Uông Bí (Quảng Ninh) đã nghiên cứu và ứng dụng thành công phần mềm chỉ huy sản xuất, làm lợi 2 tỉ đồng mỗi năm.