Gia Lai: 319 hồ, ao, đầm không được san lấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 18-9, UBND tỉnh Gia Lai có Quyết định số 605/QĐ-UBND về việc phê duyệt Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, phê duyệt ban hành Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai gồm: 319 hồ, ao, đầm không được san lấp.
Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường: Công bố Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, thống kê, cập nhật và tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn tỉnh theo quy định. 
Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku). Ảnh: Phan Nguyên
Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku). Ảnh: Phan Nguyên
Các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm trong công tác phối hợp quản lý, bảo vệ, rà soát, thống kê, cập nhật điều chỉnh, bổ sung Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn tỉnh. 
Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố: Thông báo, phổ biến nội dung Quyết định này đến UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý thuộc Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai để biết và triển khai thực hiện. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn niêm yết công khai Danh mục hồ, ao, đầm, không được san lấp trên địa bàn tại trụ sở cơ quan, đơn vị. Rà soát, thống kê, đề xuất điều chỉnh, bổ sung Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn. Quản lý chặt chẽ không để xảy ra hoạt động san lấp hồ, ao, đầm trái phép trên địa bàn theo quy định; trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật.
KIỀU PHAN

Có thể bạn quan tâm

Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.