Gia Lai: 1 người tử vong do bệnh dại sau 1 tháng bị chó cắn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai thông tin, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận 1 trường hợp tử vong do bệnh dại tại huyện Chư Sê, nâng tổng số ca tử vong do bệnh dại từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh lên 13 ca và là địa phương ghi nhận số ca tử vong do bệnh dại cao nhất toàn quốc.

Trường hợp tử vong là chị S.K (SN 1991, trú tại thôn Phăm Kleo Ngol, xã Bar Măih, huyện Chư Sê). Theo lời khai của người nhà, cách đây khoảng 1 tháng, bệnh nhân đang đi công việc từ thôn Phăm Klăh (xã Bar Măih) về nhà thì bị 1 con chó chạy rông ngoài đường cắn vào cổ chân trái có vết thương sâu, chảy máu nhiều. Sau khi bị chó cắn, bệnh nhân đi về nhà và nhờ người nhà chở đến cơ sở y tế tư nhân tại xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê) để xử lý vết thương và được tiêm 1 mũi thuốc (không rõ chủng loại). Sau đó bệnh nhân được tư vấn đi tiêm phòng dại nhưng bệnh nhân không đi tiêm vắc xin, huyết thanh phòng dại.

4 ngày sau, vết thương vẫn còn sưng nề nên bệnh nhân được người nhà đưa đến cơ cở y tế tư nhân lần trước để tiêm thêm 1 mũi thuốc (không rõ chủng loại). Ngày 9-12-2023, bệnh nhân có biểu hiện đau đầu, sốt, sợ nước, sợ gió. Ở nhà bệnh nhân không sử dụng thuốc gì. Sáng 10-12, gia đình đưa bệnh nhân đến khám tại Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) và được chẩn đoán theo dõi dại lên cơn. Bệnh nhân sau đó chuyển về Khoa Bệnh nhiệt đới để điều trị.

Trước tình trạng của bệnh nhân, bệnh viện đã giải thích tình hình cho người nhà và cùng ngày, người nhà đã ký vào hồ sơ bệnh án và xin đưa bệnh nhân về nhà tại thôn Phăm Kleo Ngol (xã Bar Măih) để tiện chăm sóc. Ngày 11-12, bệnh nhân tử vong tại nhà.

Qua ghi nhận ca tử vong do bệnh dại, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê đã tư vấn người nhà, người tiếp xúc gần với bệnh nhân tử vong do dại nguy cơ phơi nhiễm và tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại. Đơn vị đã tuyên truyền bằng nhiều hình thức đến cộng đồng dân cư về sự nguy hiểm của bệnh dại, khuyến cáo người dân về việc tiêm phòng vắc xin sau khi bị chó nghi dại cắn hoặc đến cơ sở y tế để được tư vấn; tuyên truyền cho người nuôi chó cần xích, đeo rọ mõm khi thả chó ra ngoài, cần tiêm vắc xin phòng dại cho vật nuôi.

Gia Lai tăng cường truyền thông về phòng- chống bệnh dại. Ảnh: Như Nguyện

Gia Lai tăng cường truyền thông về phòng- chống bệnh dại. Ảnh: Như Nguyện

Trung tâm Y tế huyện Chư Sê phối hợp với Thú y xã cùng với các đoàn thể trong xã tuyên truyền tới từng hộ gia đình về các biện pháp phòng- chống bệnh dại, yêu cầu tất cả chó, mèo trong vùng dịch phải được nhốt, xích hoặc rọ mõm, tiêm vắc xin phòng dại cho chó, mèo. Đồng thời phải cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh dại theo quy định, nghiêm cấm người dân vận chuyển, đưa chó mèo ra khỏi vùng có dịch.

Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh đã chỉ đạo Trung tâm dịch vụ nông nghiệp địa phương tăng cường công tác quản lý đàn chó mèo, tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó mèo trên địa bàn huyện, đặc biệt là vùng dịch, vùng có ca bệnh tử vong do dại.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.