Trong ký ức của người lính trở về từ trận chiến Gạc Ma là những chàng trai trẻ rời bờ lên tàu ra Trường Sa năm 1988 ngày ấy với tinh thần hừng hực ra đi để bảo vệ Tổ quốc. 35 năm sau cuộc chiến, tinh thần ấy tiếp nối theo từng con sóng.
Trong 64 cán bộ, chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma, Trường Sa (Khánh Hòa) ngày 14.3.1988, có 19 người thuộc lực lượng phòng thủ đảo của Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân), trong đó có 2 y sĩ là Hồ Công Đệ và Phan Huy Sơn.
Bãi Gạc Ma thuộc chủ quyền Việt Nam, bị phía Trung Quốc đánh chiếm ngày 14.3.1988, và đến nay phía Trung Quốc đã xây dựng trái phép căn cứ quân sự trên đó.
Sáng 14-3, tại Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, đoàn cán bộ Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ tưởng niệm 64 anh hùng, liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma năm 1988.
Vào ngày này hằng năm, mỗi người dân Việt cảm thấy như có một vết dao cứa vào lòng mình khi nghĩ về 64 người lính đã ngã xuống tại đảo đá Gạc Ma. Các anh bất tử với Gạc Ma, mãi bất tử trong lòng dân Việt.
Những ngày này, các cựu binh Trường Sa tại miền Trung lại tất bật đến nhà đồng đội - những chiến sĩ đã ngã xuống trên đảo Gạc Ma bởi nòng súng của quân Trung Quốc ngày 14-3-1988. Có người đến tận nhà đồng đội thắp nén hương. Có nơi làm lễ giỗ vọng cho 64 đồng đội như một lời tri ân những người nằm lại Gạc Ma.
(GLO)- 30 năm trước, 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu chống trả lại cuộc tàn sát dã man của Hải quân Trung quốc ngoài vùng biển Gạc Ma, Cô Lin, Len đao để bảo vệ chủ quyền.