Động đất không chỉ do thủy điện, mà còn vì "đứt gãy" quy trình quản lý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kết luận ban đầu của các nhà khoa học tại Viện Vật lý địa cầu về gần 200 vụ động đất ở huyện Kon PLông, Kon Tum từ đầu năm 2021 đến nay là động đất kích thích, có thể do tích nước thủy điện Thượng Kon Tum. 

Người dân ở vùng tâm chấn động đất Kon Tum lo lắng trước hàng loạt trận động đất gần đây. Ảnh: TT
Người dân ở vùng tâm chấn động đất Kon Tum lo lắng trước hàng loạt trận động đất gần đây. Ảnh: TT
Sau hàng loạt vụ động đất dồn dập xảy ra, cường độ ngày càng lớn, gây xáo trộn cuộc sống người dân, lo ngại xảy ra thảm họa... Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai đã tổ chức trực tuyến, đột xuất với các bộ ngành và Kon Tum sáng 19.4 để tìm nguyên nhân, giải pháp.
Để giảm thiểu nguy cơ thiên tai mà dự báo động đất tại đây có thể gia tăng tần suất lẫn cường độ hơn 4,5 độ richter, trước mắt, Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai đề nghị thủy điện Thượng Kon Tum ngưng việc tích nước.
Điều băn khoăn là thông tin được đưa ra từ Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu -  ông Nguyễn Xuân Anh - cho thấy động đất kích thích do thủy điện Thượng Kon Tum là gần như được biết trước.
Theo ông Nguyễn Xuân Anh, khu vực xảy ra động đất nằm trên đứt gãy đang hoạt động có tên Rào Quán – A Lưới. Đây là đới đứt gãy mạnh, chạy từ Lào, qua A Lưới, kéo dài tới Quy Nhơn. Trên đới đứt gãy này từng ghi nhận động đất kích thích xảy ra tại thủy điện sông Tranh 2 (Quảng Nam) và thủy điện Đắk Đrinh (Quảng Ngãi) khi các nhà máy này hoạt động tích nước hồ chứa...
Thời điểm 2012, 1013 - khi tích nước, thủy điện Sông Tranh 2 đã từng gây ra cả trăm vụ động đất dồn dập tương tự tại Kon Tum bây giờ. Sau đó, cũng chính các nhà khoa học tại Viện Vật lý địa cầu cho biết thủy điện này được xây dựng trên đới đứt gãy có tên Hưng Nhượng - Tà Vy và Tam Kỳ - Phước Sơn.
Chính vì vậy, khi các hồ chứa của thủy điện tích nước, tạo áp lực lên các đứt gãy vỏ bề mặt trái đất, gây ra động đất. Theo các nhà khoa học là không nên làm hồ chứa nước lớn trên đới đứt gãy.
Điều đáng nói là các đới đứt gãy tự nhiên này đã có từ lâu và được biết trước. Khu vực từ biển Lý Sơn, Bình Châu - Quảng Ngãi kéo dài lên tận Gia Lai cũng trên vành đai núi lửa từng hoạt động từ nhiều triệu năm trước... Nhưng vì sao những thông tin này không được cảnh báo trước khi triển khai xây dựng các công trình thủy điện như Sông Tranh 2, Đắk Đrinh, Thượng Kon Tum...?
Tất cả các dự án thủy điện, hồ chứa nước cả trăm triệu m3 như Thượng Kon Tum, Sông Tranh 2... đều bắt buộc phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tùy theo quy mô và cơ quan cấp phép đầu tư mà UBND tỉnh hoặc Bộ Tài nguyên - Môi trường phải phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. 
Thế nhưng, chỉ sau khi hoàn tất xây dựng các nhà máy, tích nước để phát điện và gây ra động đất, làm đảo lộn đời sống người dân, đe dọa nguy cơ thảm họa môi trường... thì những thông tin cảnh báo về động đất kích thích vì xây hồ chứa nước trên đới đứt gãy mới được đưa ra.
Sau khi thủy điện hoạt động, gây động đất thì tháng 2.2022, Thanh tra Chính phủ đưa ra kết luận (số 222) thanh tra, chỉ rõ, dự án do thủy điện Thượng Kon Tum để xảy ra hàng loạt sai phạm do buông lỏng quản lý. Trong đó, tỉnh Kon Tum không yêu cầu chủ đầu tư lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thay đổi địa điểm thực hiện dự án, tăng diện tích đất đã chiếm dụng trước đó 109ha là trái quy định...
Rõ ràng, động đất kích thích đang gây ra nguy cơ cho môi trường, ảnh hưởng an nguy cho dân địa phương ở Kon Tum không chỉ do xây dựng thủy điện trên đới đứt gãy, mà còn do... "đứt gãy" trong  quy trình quản lý, giám sát của cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn, nhà khoa học, chính quyền Kon Tum và cả Quảng Nam trước đây.
Theo Thanh Hải (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.