Đồng bộ chính sách để kiểm soát lạm phát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhìn vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đầu năm 2022 tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước, trong khi GDP 6 tháng tăng trưởng 6,42% (một mức tăng trưởng cao) cho thấy thành công của Chính phủ trong việc điều hành, ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Song, với mức lạm phát cơ bản 6 tháng đầu năm chỉ tăng 1,25% (là sự thay đổi trong chi phí của hàng hóa và dịch vụ mà không bao gồm những chi phí từ các ngành có giá cả thường xuyên biến động như nhiên liệu, lương thực), thấp hơn mức CPI bình quân chung cùng thời gian cho thấy biến động giá tiêu dùng những tháng đầu năm chủ yếu là do giá xăng dầu tăng cao và tiếp tục gây áp lực lên việc kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm.

Biến động giá tiêu dùng những tháng đầu năm chủ yếu là do giá xăng dầu tăng cao và tiếp tục gây áp lực lên việc kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm. Ảnh: Đức Thụy
Biến động giá tiêu dùng những tháng đầu năm chủ yếu là do giá xăng dầu tăng cao và tiếp tục gây áp lực lên việc kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm. Ảnh: Đức Thụy


Để kiềm chế đà tăng của giá xăng dầu trong nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp phiên bất thường thông qua việc điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn như đề xuất của Chính phủ xuống mức sàn trong khung thuế và có hiệu lực ngay từ kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 11-7. Việc giảm thuế môi trường sẽ được thực hiện đến hết năm nay.

Việc giảm tiếp từ 500 đồng đến 1.000 đồng trên mỗi lít xăng (dầu) tùy loại, cộng với việc giá xăng dầu thế giới giảm nhẹ đã giúp giá mặt hàng này trong nước giảm gần 3.000 đồng/lít từ ngày 11-7. Tuy có làm ngân sách nhà nước giảm thu gần 8.000 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm, nhưng sẽ tạo thêm dư địa cho điều hành, kiềm chế đà tăng của giá xăng dầu trong nước, góp phần kiểm soát lạm phát 6 tháng còn lại của năm nay.

Tuy nhiên, giá nhiên liệu trên thị trường thế giới vẫn đang ở mức cao và trong bối cảnh giá xăng dầu trong nước liên tục tăng suốt hơn nửa năm qua, nhiều ngành nghề đã bị tác động mạnh. Bởi lẽ, xăng dầu là nhiên liệu đầu vào thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp lên nền kinh tế, sản xuất hàng hóa, dịch vụ và đời sống người dân.

Tác động của giá xăng dầu tới kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là rất lớn. Giá xăng dầu neo ở mức cao, lạm phát ở nhiều nước, đều là các nền kinh tế có quan hệ thương mại với Việt Nam, khiến một bộ phận không nhỏ người dân phải thắt chặt chi tiêu, dẫn đến giảm nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng, gia dụng vốn là thế mạnh xuất khẩu hàng hóa của nước ta-một nền kinh tế có độ mở lớn.

Vì vậy, cùng với việc giảm thuế môi trường đối với xăng dầu, các chuyên gia cho rằng cần có thêm các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là khi giá xăng dầu vẫn còn neo cao như hiện nay. Cũng cần tính thêm các chính sách an sinh cho người dân, hướng đến những đối tượng người nghèo, hộ chính sách bị tác động bởi tình trạng “té nước theo mưa”, vật giá tăng cao theo giá xăng dầu.

Theo các chuyên gia kinh tế, để kiểm soát lạm phát năm 2022 ở mức phù hợp khoảng 4% như mục tiêu Quốc hội đặt ra, nhà điều hành cần phải xử lý cùng lúc cả 3 vấn đề:

Thứ nhất là giảm tác động đồng thời của chi phí đẩy. Xăng dầu hiện chiếm gần 4% trong tổng chi phí sản xuất. Khi giá xăng dầu tăng 10% sẽ kéo giảm khoảng 0,5% GDP. Đó là chưa kể những tác động gián tiếp từ việc tăng giá xăng dầu tới các hoạt động lưu thông, phân phối, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa, tạo áp lực lên lạm phát và tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Thứ hai, cùng với chính sách tiền tệ linh hoạt phải thúc đẩy được nguồn cung hàng hóa. Sự phục hồi, tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào sự phát triển sản xuất kinh doanh. Vì vậy, cần phải tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, làm tốt công tác điều hành thị trường để vận hành nguồn cung-cầu hàng hóa thông suốt. Chủ động nguồn nguyên liệu, tiêu dùng hàng hóa trong nước trong bối cảnh giá thế giới tăng cao cũng đồng nghĩa giảm áp lực “nhập khẩu lạm phát” từ bên ngoài vào Việt Nam.

Điểm mấu chốt thứ ba là phải làm tốt công tác tuyên truyền, tránh tác động tâm lý kỳ vọng. Cần thông tin để cộng đồng xã hội, mỗi người dân, doanh nghiệp hiểu, chia sẻ, cùng nhau thực hành tiết kiệm nhiên liệu, xăng dầu, các khoản chi phí không cần thiết, từ đó giảm đến mức tối đa sự tác động của giá cả thế giới tới thị trường trong nước.

 

 ĐÌNH CƯƠNG
 

 

Có thể bạn quan tâm

Tìm thầy cho bóng đá Việt

Tìm thầy cho bóng đá Việt

Hôm qua 3-5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức công bố HLV người Hàn Quốc Kim Sang-sik sẽ dẫn dắt đội tuyển quốc gia và U23 nam trong thời hạn gần 2 năm với các mục tiêu cụ thể tại AFF Cup 2024 và SEA Games 2025.
Giải nhiệt cho đô thị

Giải nhiệt cho đô thị

Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.