Đọc sách ngày cách ly

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày thực hiện cách ly toàn xã hội, cuộc sống dường như chậm lại. Mỗi người buộc phải thích nghi và tự tìm niềm vui riêng cho mình. Người có thói quen đọc sách càng có thời gian yên tĩnh dành cho niềm yêu thích này. Thư viện tỉnh cũng nhanh chóng có các hình thức hỗ trợ bạn đọc trong thời gian tạm thời đóng cửa, ngừng phục vụ.
Chú tâm hơn vào việc đọc
Thường ngày, anh Lê Văn Tiến (hẻm 126 Tô Vĩnh Diện, TP. Pleiku) rất hay đọc sách. Trong thời gian thực hiện cách ly xã hội, anh càng có nhiều thời gian để đọc. Anh Tiến cho biết, 3 cuốn sách gần nhất anh vừa đọc là “Cửa tiệm của những lá thư”, tập 4 và 5 của bộ sách “Dạy con làm giàu”. Trước đó, anh đã mua trọn bộ sách “Dạy con làm giàu” gồm 13 tập. Đây là thể loại sách phát triển bản thân mà anh rất yêu thích. “Mặc dù thu nhập không cao lắm nhưng hàng tháng tôi đều để ra một khoản mua sách, coi như đầu tư cho bản thân”-anh Tiến chia sẻ.
Đọc sách trở thành niềm vui của nhiều người trong thời gian thực hiện cách ly. Ảnh: M.C
Đọc sách trở thành niềm vui của nhiều người trong thời gian thực hiện cách ly. Ảnh: M.C
Không gian đọc ưa thích của anh Tiến thường ngày là ở quán cà phê thì nay diễn ra ở nhà. Nhưng cũng chính vì vậy, anh chú tâm hơn và đọc nhiều hơn so với mọi khi. Anh cho hay, mỗi khi làm việc bên máy tính quá nhiều, anh thường thư giãn bằng cách đọc sách. Khi nào mỏi mắt, anh còn kết hợp nghe sách nói. Đọc sách giúp anh có thêm nhiều kiến thức, nhất là rèn luyện cho mình tính kiên trì mỗi ngày, tăng cường sự tập trung, tăng tư duy và ghi nhớ. Anh Tiến cho rằng, với một người trẻ như anh thì sách chính là người thầy, người bạn. Xây dựng thói quen đọc sách giúp anh rất nhiều trong phát triển bản thân. “Tôi có vài kinh nghiệm “bỏ túi” để không chán sách, trước tiên hãy đọc những cuốn mình cần. Nhiều khi đọc sách giúp tôi ngộ ra nhiều thứ, phải thốt lên “à đúng rồi”, “thì ra là vậy”... điều đó càng làm tăng hứng thú đọc hơn. Khi đọc nhiều rồi thì sẽ thành thói quen, ngày nào không đọc sẽ thấy thiếu thiếu”-anh nói.
Trong những ngày ở nhà phòng ngừa dịch Covid-19, những học sinh mê sách không chỉ đọc để giải trí, đọc vội mà các em có thời gian nghiền ngẫm kỹ càng hơn, phát hiện những điều lý thú không ngờ. Em Phạm Thị Diệu Linh (lớp 11, Trường THPT Pleiku) chia sẻ: “Gần đây, em đọc cuốn “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu” của Rosie Nguyễn. Cuốn sách thực sự đã thức tỉnh và mang lại cho em những năng lượng tích cực. Sách phản ánh chân thật những gì tuổi trẻ chúng em đang trải qua, có những hoang mang, những chông chênh nhất định… nhưng đồng thời gợi ý cho em thái độ vượt qua khó khăn, đối mặt với những vấn đề của cuộc sống, thay vì phàn nàn thì hãy trải nghiệm nó”. Linh cho rằng, không có cuốn sách nào là vô ích, bất kỳ cuốn sách nào cũng giúp mỗi người nhận lại một điều hay. Đây cũng là khoảng thời gian đặc biệt trong cuộc đời mỗi học sinh, là một trải nghiệm đáng giá mà Linh đã rút ra được từ những cuốn sách em đọc được.
“Đọc sách cùng bạn”
“Các em thân mến, hiện nay, chúng ta đang trong giai đoạn chung tay phòng-chống dịch bệnh Covid-19. Thư viện tỉnh đang tạm nghỉ phục vụ trong vòng 14 ngày (từ 1-4 đến 15-4). Để đáp ứng nhu cầu đọc sách và giải trí tại nhà, chị Hạnh sẽ đọc cho các em nghe một câu chuyện để giải trí trong thời gian không đến được thư viện”-Đây là lời mở đầu một chương trình đọc truyện từ xa phục vụ bạn đọc nhỏ tuổi đăng trên trang Facebook của Thư viện tỉnh. Tiếp theo là câu chuyện ngụ ngôn “Thỏ và rùa” qua giọng đọc của chị Nguyễn Thị Hạnh-nhân viên Thư viện tỉnh kèm theo hình ảnh minh họa.
Rèn thêm thói quen tốt nhờ cách ly, đó là thói quen đọc sách. Ảnh: M.C
Rèn thêm thói quen tốt nhờ cách ly, đó là thói quen đọc sách. Ảnh: M.C
Bà Nguyễn Thị Thủy-Giám đốc Thư viện tỉnh-cho biết: Ngay khi có Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, một số hình thức phục vụ bạn đọc từ xa đã được đơn vị lên kế hoạch triển khai trong thời gian cách ly xã hội. “Trước mắt, chúng tôi làm các video clip giới thiệu sách mới, tóm tắt một số loại sách, kể chuyện theo sách, đọc sách đăng tải trên mạng xã hội để bạn đọc tiện theo dõi, cập nhật. Tuy nhiên, vì đây là lần đầu thư viện thử nghiệm hình thức này nên chúng tôi phải vừa thực hiện vừa điều chỉnh cho phù hợp với bạn đọc nhiều lứa tuổi. Bạn đọc muốn tìm hiểu về các loại sách có thể trao đổi với chúng tôi qua email hay các hình thức trực tuyến khác, chúng tôi luôn sẵn lòng phục vụ”-bà Thủy cho hay.
Cũng theo bà Thủy, Thư viện mong muốn sẽ có nhiều hình thức phong phú để cổ vũ văn hóa đọc và hưởng ứng Ngày sách Việt Nam (21-4). Mọi đóng góp của bạn đọc trên website đều có ý nghĩa giúp Thư viện hoàn thiện các chương trình phục vụ bạn đọc từ xa. Ngoài ra, một số cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”, “Viết thư quốc tế UPU” dành cho lứa tuổi học sinh cũng được Thư viện giới thiệu, hướng dẫn cụ thể trên website để các em kịp thời cập nhật. “Tới đây, chúng tôi định hướng sẽ phục vụ bạn đọc tại nhà, đẩy mạnh hơn nữa chương trình “Đọc sách cùng bạn”. Đây cũng là hình thức hoàn toàn mới, giúp đưa sách đến với bạn đọc thay vì để bạn đọc tìm đến thư viện”-Giám đốc Thư viện tỉnh thông tin.
MINH CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.