Đình chỉ công ty khai thác cát đắp đập, ngăn sông gây ô nhiễm trên sông Đa Nhim

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 15-6, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã đình chỉ mọi hoạt động khai thác cát lòng sông Đa Nhim thuộc thị trấn D’ran và xã Lạc Xuân (huyện Đơn Dương) của Công ty TNHH Lê Văn Oai Lâm Đồng cho đến khi khắc phục, hoàn thành xong các tồn tại.

Theo phản ánh của nhiều hộ dân sinh sống dọc sông Đa Nhim trên địa bàn huyện Đơn Dương, từ Tết Nguyên đán 2021 trở lại đây nước sông Đa Nhim thường bị vẩn đục nặng nề bởi hoạt động khai thác cát của một doanh nghiệp khiến sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của người dân dọc hai bên bờ sông bị đảo lộn.

Thực tế tại những vườn rau của người dân, cứ sau mỗi lần tưới trực tiếp, nước đục như có bùn bám trên rau, đặc biệt những loại rau ăn lá như bắp sú, xà lách bị ảnh hưởng nặng nhất.

 

 Nước sông Đa Nhim đục ngầu sau khi hoạt động khai thác cát diễn ra
Nước sông Đa Nhim đục ngầu sau khi hoạt động khai thác cát diễn ra



Vị trí khai thác cát này được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp phép cho Công ty TNHH Lê Văn Oai Lâm Đồng với diện tích khu vực khai thác là 11,3ha (tương đương 5,7km lòng sông) bắt đầu từ ngày 30-11-2020. Thời hạn khai thác kéo dài 14 năm 5 tháng, công suất 6.700m3 cát, sỏi, cuội nguyên khối/năm.

Trong quyết định cấp phép cũng ghi rõ, phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và chịu trách nhiệm bảo đảm các nguồn gây ô nhiễm, toàn bộ chất thải ra môi trường theo tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam… Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết những quy định này không được đơn vị khai thác thực hiện đầy đủ.

 

 Một đoạn sông bị “ngăn” lại để phục vụ hoạt động khai thác cát đoạn qua xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương
Một đoạn sông bị “ngăn” lại để phục vụ hoạt động khai thác cát đoạn qua xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương


Nghiêm trọng nhất, doanh nghiệp này còn tự ý đắp một đập đất, chiều dài khoảng 5m, bề mặt rộng khoảng 2m chặn ngang dòng sông Đa Nhim. Quá trình khai thác đã vận hành xả thải ngay tại chỗ ở bãi tập kết cát, nước bùn sau khi rửa cát được dẫn ống chảy thẳng xuống lòng sông, không qua xử lý hay lắng lọc. Ngoài nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng, hai bên bờ sông cũng xuất hiện nhiều điểm sạt lở, hở hàm ếch, rất nguy hiểm khi mùa mưa lũ sắp tới.

Liên quan đến vi phạm trong quá trình khai thác cát, Thanh tra Sở TN-MT tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 20 triệu đồng đối với Công ty TNHH Lê Văn Oai Lâm Đồng do không xây dựng hố lắng nước thải tại bãi tập kết cát.

Theo ĐOÀN KIÊN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

null