Phóng sự - Ký sự

E-magazine Điều dưỡng Nguyễn Thị Kim Oanh: Xứng danh Chiến sĩ thi đua toàn quân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tận tâm với nghề, hết lòng vì người bệnh là nhận xét của đồng nghiệp dành cho Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Thị Kim Oanh-Điều dưỡng trưởng Khoa Nội 10 (Khoa Y học cổ truyền-Phục hồi chức năng, Bệnh viện Quân y 211).

Không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, trong 8 năm liền (2016-2023), chị Nguyễn Thị Kim Oanh không ngừng học tập, nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, chị có nhiều đề tài mang tính ứng dụng cao, áp dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả thiết thực trong việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân.

Thấm nhuần lời Bác dạy

Với dáng người xinh xắn, nụ cười hiền thường trực trên môi, chị Oanh luôn tạo thiện cảm tốt với mọi người ngay từ lần đầu gặp gỡ. Chia sẻ về lý do chọn nghề y, chị Oanh kể: Bố mẹ chị công tác tại Bệnh viện Quân y 211. Từ nhỏ, chị thường theo mẹ đến bệnh viện. Chứng kiến cảnh nhiều người đớn đau vì bệnh tật, chị mong sau này sẽ nối nghiệp bố mẹ để giúp ích cho mọi người. Từ đó, chị luôn nỗ lực học tập để hoàn thành ý nguyện.

Điều dưỡng Nguyễn Thị Kim Oanh được trao danh hiệu gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân năm 2020. Ảnh nhân vật cung cấp

Điều dưỡng Nguyễn Thị Kim Oanh được trao danh hiệu gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân năm 2020. Ảnh nhân vật cung cấp

Sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Quân y 2, năm 2006, chị Oanh được tuyển dụng vào Bệnh viện Quân y 211, công tác tại Khoa Y học cổ truyền-Phục hồi chức năng. Năm 2016, chị được bổ nhiệm làm Điều dưỡng trưởng Khoa Nội 10. Trong suốt quá trình công tác, chị không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện để cập nhật, lĩnh hội các kiến thức mới, đáp ứng tốt nhu cầu điều trị cho người bệnh. Hiện chị đã có bằng Thạc sĩ Quản lý bệnh viện (Trường Đại học Y tế công cộng).

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”, chị Oanh luôn tận tâm, hết lòng chăm sóc người bệnh. Không những thế, chị cùng đồng nghiệp còn ân cần, gần gũi, sẻ chia, động viên người bệnh an tâm điều trị và thực hiện tốt phương châm “Bệnh nhân đến tiếp đón niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, bệnh nhân về dặn dò chu đáo”.

Chị tâm sự: “Trong quá trình công tác, tôi nhận thấy điều dưỡng là một nghề rất cao quý nhưng cũng lắm nhọc nhằn. Nghề “làm dâu trăm họ” này thì chỉ những ai trải qua mới có thể hiểu được. Mỗi bệnh nhân là một hoàn cảnh, bệnh tật khác nhau. Vậy nên, điều dưỡng viên phải biết thấu hiểu, cảm thông, chăm sóc tận tụy không chỉ giúp người bệnh vượt qua nỗi đau thể xác mà còn an tâm điều trị.

Hàng ngày, tôi luôn dành thời gian thăm hỏi, động viên, giải thích cặn kẽ những băn khoăn, thắc mắc, giúp cho người bệnh yên tâm khi đến khám và điều trị tại bệnh viện. Mỗi cử chỉ, lời nói hay hành động của tôi đều xuất phát từ tấm lòng của người thầy thuốc. Hạnh phúc nhất là khi bệnh nhân hồi phục sức khỏe”.

Anh Lê Văn Thắng (tổ 1, phường Yên Thế, TP. Pleiku) chia sẻ: “Sau khi bị tai nạn giao thông, tôi bị di chứng liệt nửa người, không thể đi lại. Qua 2 đợt trị liệu, tôi được sự chăm sóc tận tình của các y-bác sĩ, nhất là chị Oanh luôn quan tâm thăm hỏi, động viên giúp tôi thêm tự tin, an tâm điều trị. Hiện nay, tôi đã có thể đi lại, tự chăm sóc bản thân. Tôi rất vui và cảm ơn tất cả mọi người”.

Còn ông Vũ Thế Tiền (tổ 5, phường Đống Đa, TP. Pleiku) thì nhận xét: Điều dưỡng trưởng Khoa Nội 10 rất nhiệt tình, tận tâm. Bệnh nhân luôn được chị Oanh đón tiếp niềm nở, hướng dẫn cụ thể những nội quy chung. Khi xuất viện, chị cũng dặn dò chu đáo nên được mọi người quý mến.

Đam mê nghiên cứu khoa học

Khoa Nội 10 là khoa lâm sàng của Bệnh viện 211, quy mô 15 giường nhưng thực kê 30 giường. Khoa có nhiệm vụ chăm sóc, điều trị bệnh nhân bằng phương pháp y học cổ truyền-phục hồi chức năng. Để nâng cao chất lượng điều trị, chị Oanh đã tham mưu chỉ huy khoa, cùng với tập thể y-bác sĩ tổ chức khám, thu dung điều trị nội trú và ngoại trú bằng y học cổ truyền-phục hồi chức năng và các phương pháp điều trị không dùng thuốc kết hợp với y học hiện đại cho người bệnh kịp thời, hiệu quả.

Điều dưỡng trưởng Khoa Nội 10 Nguyễn Thị Kim Oanh. Ảnh: N.N

Điều dưỡng trưởng Khoa Nội 10 Nguyễn Thị Kim Oanh. Ảnh: N.N

Bên cạnh đó, chị Oanh còn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học và có nhiều đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng vào thực tế công tác, góp phần nâng cao chất lượng khám, điều trị. Từ năm 2016 đến nay, Điều dưỡng trưởng Nguyễn Thị Kim Oanh có 6 đề tài, 1 sáng kiến được ứng dụng vào công tác quản lý điều trị tại bệnh viện và đăng tải trên các tạp chí khoa học đầu ngành.

Tiêu biểu như các đề tài: “Đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh sau mổ kết hợp xương cẳng chân tại Bệnh viện Quân y 211”, “Nghiên cứu kết quả chăm sóc phục hồi chức năng ở bệnh nhân hạn chế vận động sau phẫu thuật tái tạo dây chằng khớp gối”, “Đánh giá nhu cầu và kết quả chăm sóc phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ não tại Bệnh viện Quân y 211”, “Kết quả phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân liệt nửa người sau chấn thương sọ não năm 2019”...

Trong đó, đề tài “Nghiên cứu tính tự chủ chuyên nghiệp trong thực hành điều dưỡng tại Bệnh viện Quân y 211 năm 2020” đạt giải A tại Hội nghị khoa học điều dưỡng các bệnh viện quân y toàn quân 2021; sáng kiến “Thiết kế tủ ủ parafin ổn nhiệt ứng dụng trong vật lý trị liệu” đạt giải ba Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong quân đội lần thứ XXI.

Với đồng nghiệp, chị Oanh luôn sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ, truyền cảm hứng để cùng nhau thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Đại úy-bác sĩ chuyên khoa I Hà Văn Tiến-Chủ nhiệm Khoa Nội 10-nhận xét: Đồng chí Oanh là cán bộ trẻ có năng lực, nhiệt tình trong công việc, hòa nhã, thân ái với mọi người. Đặc biệt, đồng chí rất đam mê nghiên cứu khoa học và có nhiều đề tài, sáng kiến ứng dụng hiệu quả. Thời gian qua, đồng chí Oanh đã có rất nhiều đóng góp và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Xứng đáng với danh hiệu

Theo Điều dưỡng trưởng Khoa Nội 10 Nguyễn Thị Kim Oanh, khi đã xác định chọn nghề y thì cần đặt sức khỏe, tính mạng của người bệnh lên hàng đầu. Vì vậy, mỗi cán bộ, nhân viên phải không ngừng học tập, rèn luyện, trau dồi y đức.

Điều dưỡng trưởng Khoa Nội 10 Nguyễn Thị Kim Oanh chăm sóc người bệnh. Ảnh: N.N

Điều dưỡng trưởng Khoa Nội 10 Nguyễn Thị Kim Oanh chăm sóc người bệnh. Ảnh: N.N

Đại tá-bác sĩ chuyên khoa II Trần Xuân Lợi-Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 211: Đồng chí Nguyễn Thị Kim Oanh có tinh thần học hỏi và phát triển nâng cao chuyên môn kỹ thuật đồng hành với sự phát triển của đơn vị, nhất là lĩnh vực điều trị vật lý trị liệu cũng như phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Cá nhân đồng chí Oanh đã đóng góp nhiều đề tài, sáng kiến hay, thiết thực; đồng thời phát huy trình độ chuyên môn, y đức trong công tác điều trị, được bệnh nhân tin tưởng, tín nhiệm, đồng nghiệp đánh giá cao.

“Ngay từ khi ra trường, tôi luôn học tập, phấn đấu, rèn luyện nghề nghiệp để chăm sóc, giúp đỡ người bệnh sao cho thật tốt. Từng giai đoạn, tôi đều có kế hoạch cụ thể để bản thân phấn đấu thực hiện. Tôi luôn nghĩ rằng, hãy cố gắng hết sức, bất kỳ việc gì khó cũng vẫn quyết tâm làm. Kết quả có thể không như mình mong muốn nhưng chắc chắn sẽ giúp rèn luyện bản thân trở thành một người tốt hơn mỗi ngày. Chúng ta hãy phấn đấu tốt hơn chúng ta của ngày hôm qua. Thế đã là thành công rồi”-chị Oanh tâm sự.

Trong quá trình công tác, chị Oanh còn tích cực tham gia các phong trào thi đua của đơn vị, được công nhận là đảng viên 5 năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Với những thành tích đạt được, từ năm 2016 đến 2023, chị Oanh đã được thủ trưởng các cấp tặng 8 danh hiệu Chiến sĩ thi đua và 41 bằng khen, giấy khen các loại. Trong đó, 6 năm liên tục (2017-2022), chị được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, 2 lần được Bộ Quốc phòng tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quân (năm 2020, 2023)…

Dù vậy, khi nói về những thành tích đạt được, chị Oanh khiêm tốn: “Để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ được giao, tôi cần phải phấn đấu hơn nữa, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn toàn diện, hoàn thiện bản thân”.

Có thể bạn quan tâm

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 8: Áo xanh thánh thót giọt mồ hôi

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 8: Áo xanh thánh thót giọt mồ hôi

Bên cạnh màu áo cam của công nhân ngành điện, công trường đường dây 500kV mạch 3 thấp thoáng bóng áo xanh tình nguyện. Với tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, họ miệt mài tháo dỡ, di dời hàng trăm công trình nhà ở, cây cối, mở đường cho công tác kéo dây, đóng mạch.

Trên đại công trường 500kV mạch 3- Bài 7: Một ngày ở Ban Tiền phương

Trên đại công trường 500kV mạch 3- Bài 7: Một ngày ở Ban Tiền phương

Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, quản lý thi công và điều phối vật tư là những nhiệm vụ chính của Ban Tiền phương 3 trên tuyến Nam Định I - Phố Nối qua tỉnh Nam Định. Những ngày này, họ còn làm nhiệm vụ điều phối, hỗ trợ ăn, ngủ cho hơn 40 đơn vị tăng cường để gấp rút hoàn thiện dự án. Đường dây 500kV mạch 3 đi qua địa bàn tỉnh Nam Định trở thành điểm nóng nhất trên toàn tuyến Quảng Trạch - Phố Nối.
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 6: Sắc xanh tình nguyện

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 6: Sắc xanh tình nguyện

Để hỗ trợ, tiếp sức lực lượng thi công đường điện 500kV mạch 3 qua địa bàn, những ngày qua tuổi trẻ Nghệ An đã chung sức, chung lòng đồng hành với đội ngũ thi công. Dù nắng, dù mưa, màu áo xanh tình nguyện vẫn có mặt tại các công trường để hỗ trợ, góp phần đưa dự án đường điện quốc gia sớm về đích.
Rủi may nghề xoi trầm

Rủi may nghề xoi trầm

“Nhiều người trúng trầm đổi đời, mua nhà, mua xe nhưng không phải lúc nào cũng may, nếu rủi mua phải cây “rỗng” trầm thì cũng lỗ nặng vì giá mỗi cây phải từ vài chục đến cả trăm triệu đồng.
Trăm năm xe nước bên sông

Trăm năm xe nước bên sông

Gần 50 năm vắng xa, bây giờ bờ xe nước - cỗ máy bằng tre vốn là biểu tượng bên dòng sông một thời ngày đêm quay đều mang nước tưới cho ruộng đồng xanh tốt, vẫn có một người ngày đêm dựng tạo lại, để một“kỳ quan đồng ruộng” không biến mất.
Nón ngựa miền di sản

Nón ngựa miền di sản

Mấy trăm năm thịnh suy, những đôi tay gầy guộc của người làng đã cần mẫn tạo nên một di sản. Một di sản bằng sự giữ gìn truyền thống và sáng tạo, mang nét cũ xưa và cả hơi thở hiện đại của thời cuộc vào trong chiếc nón mỏng manh, nhẹ nhàng ấy.
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 3: 30 năm và hành trình của người lính truyền tải

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 3: 30 năm và hành trình của người lính truyền tải

“Đến giờ tôi vẫn tự hào mình là người ngành điện, để được sống, làm việc và cống hiến cho hành trình gìn giữ nguồn điện trên khắp chiều dài đất nước. Cái duyên với đường dây 500kV và những kỷ niệm về nó sẽ theo tôi suốt đời”, ông Trần Khương Tâm - cán bộ Điện lực Thừa Thiên - Huế, chia sẻ.