Di tích quốc gia bộc lộ bất cập, Đắk Lắk ''sốt ruột'' chờ được giao quản lý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bến phà Sêrêpốk (thuộc hệ thống Di tích lịch sử Đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh) do Bộ Tư lệnh Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) quản lý đang bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Chính quyền Đắk Lắk dù đã xin trung ương chủ trương cho phép được phân cấp quản lý nhưng... chờ mãi vẫn chưa thấy phản hồi.

Một đoàn khách du lịch cưỡi voi vượt sông Sêrêpốk (đoạn qua địa phận Buôn Đôn, Đắk Lắk). Ảnh Minh Thuận
Một đoàn khách du lịch cưỡi voi vượt sông Sêrêpốk (đoạn qua địa phận Buôn Đôn, Đắk Lắk). Ảnh Minh Thuận
Sở Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) Đắk Lắk vừa thông tin, vẫn đang đợi chờ trung ương xét duyệt phân cấp quản lý nhà nước đối với di tích quốc gia đặc biệt Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh (bến phà Sêrêpốk, nằm trên địa bàn huyện Buôn Đôn) cho tỉnh Đắk Lắk trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Ông Lê Ngọc Quế - Trưởng Phòng Quản lý Di sản văn hóa (VHTTDL) Đắk Lắk cho hay, tháng 5.2019 tỉnh đã trình văn bản đề nghị Bộ VHTTDL xem xét trình Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương cắm mốc giới bảo vệ và xây dựng đề án bảo tồn, phát huy giá trị của di tích kể trên nhưng đến nay vẫn chưa được hồi âm chính thức bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền.
Công tác quản lý, bảo vệ di tích kể trên trong thời gian vừa qua còn nhiều bất cập, hạn chế như việc di chuyển đến địa điểm này còn xa xôi, đi lại khó khăn (đoạn từ xã Krông Na đi Đồn biên phòng 743) nên chưa tạo được điều kiện thuận lợi nhằm kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư để khai thác, phát triển du lịch.
Ngoài ra, việc trùng tu, tôn tạo di tích vẫn chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức để phục dựng các hạng mục công trình nhằm tái hiện lực lượng vượt sông Sêrêpốk (gồm phà, cầu ứng dụng, bến ngầm...).
Đặc biệt, do bến phà Sêrêpốk nằm trong khu vực Vườn quốc gia Yok Đôn - thuộc Bộ NNPTNT nên người dân, du khách muốn tham quan di tích này còn gặp nhiều trở ngại, muốn ra vào phải có sự cho phép của lãnh đạo vườn quốc gia lẫn Đồn biên phòng 743...
Nếu di tích trên sớm được phân cấp quản lý nhà nước cho Đắk Lắk trực tiếp quản lý, bảo vệ thì địa phương có thể sớm đẩy mạnh khai thác tiềm năng du lịch sẵn có của nó để phục vụ người dân và du khách. Bên cạnh đó, khi bến phà được chuyển về cho tỉnh quản lý thì chính quyền các cấp sẽ cắm mốc giới bảo vệ, tránh việc xâm hại các khu vực bảo vệ di tích tốt hơn, ông Quế cho hay.
Di tích bến phà Sêrêpốk đang do Bộ Tư lệnh Binh đoàn 12 (trực thuộc Bộ Quốc phòng) quản lý theo chuỗi hệ thống di tích Đường Trường Sơn và Đường Hồ Chí Minh - xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt hồi năm 2013.
Việc quản lý nhà nước đối với di tích quốc gia đặc biệt nói trên đã được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ VHTTDL, Chủ tịch UBND các cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
BẢO TRUNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null