Để trẻ em có những ngày hè ý nghĩa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với trẻ em, mỗi một mùa hè là khoảng thời gian vô cùng đặc biệt và đáng nhớ. Mùa hè năm nay sẽ càng ý nghĩa hơn với các em khi dịch bệnh đã được đẩy lùi và chúng ta đang sống trong một trạng thái bình thường mới an toàn.

Được thỏa sức bơi lội trong làn nước mát giữa mùa hè là niềm yêu thích của hầu hết các em nhỏ. Ảnh: VGP/Diệu Anh
Được thỏa sức bơi lội trong làn nước mát giữa mùa hè là niềm yêu thích của hầu hết các em nhỏ. Ảnh: VGP/Diệu Anh


Sau hai năm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, trẻ em Hà Nội mới được hưởng những ngày hè sôi động. Năm nay, với mong muốn cho các em thiếu nhi có một mùa hè lý thú, nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều hoạt động sôi động và bổ ích.

Được thỏa sức bơi lội trong làn nước mát giữa mùa hè là niềm yêu thích của hầu hết các em nhỏ. Mới đây, các lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em đã được các địa phương triển khai. Tại huyện Phúc Thọ, các em học sinh khối tiểu học, THCS và THPT chưa biết bơi được tham gia miễn phí các lớp dạy bơi kéo dài từ nay tới hết tháng 8/2022.

Đại diện Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Phúc Thọ cho biết, chương trình đã được thông báo rộng rãi tới từng xã, thị trấn, cơ sở giáo dục để các em và gia đình đăng ký. Khi tham gia, các em sẽ được trang bị kiến thức về kỹ thuật bơi tự do, bơi ếch, kỹ năng phòng, chống đuối nước và sơ cứu người bị đuối nước. Đây vừa là những kỹ năng sống cần thiết cho các em vừa đem đến một hoạt động bổ ích, thú vị và lành mạnh.

Tại quận Đống Đa, hơn 160 trẻ em diện hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn đã được tham gia lớp dạy bơi miễn phí do quận tổ chức. Các em được chia thành các lớp nhỏ, có giáo viên hướng dẫn tận tình, học liên tục 12 buổi để trang bị kỹ năng bơi và phòng, chống đuối nước.

Trước đó, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao phối hợp với  Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì tổ chức lớp phổ cập bơi và phòng, chống đuối nước cho trẻ em huyện Ba Vì năm 2022 có sự tham gia của 300 em học sinh trên địa bàn huyện.

Hơn 1 tháng qua, một sân chơi với nhiều hoạt động lý thú, sôi nổi, thu hút thiếu nhi trên địa bàn được Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Đan Phượng đều đặn tổ chức vào các buổi tối cuối tuần tại Trung tâm Văn hóa thông tin thể thao huyện Đan Phượng. Cứ mỗi buổi tối thứ Bảy, Chủ nhật, rất nhiều em được cha mẹ đưa tới "Sân chơi cuối tuần", với các trò chơi dân gian như: Bịt mắt bắt lợn, kéo co, nhảy bao bố, nhảy sạp, múa hát...Không chỉ có những trò chơi vận động, "Sân chơi cuối tuần" còn có cuộc thi "Rung chuông vàng", giúp học sinh ôn luyện kiến thức, vừa vui vừa học.

Song song với các hoạt động bơi lội, vui chơi giải trí hè, các em sẽ có cơ hội được hỗ trợ lấp "lỗ hổng" kiến thức sau hơn 2 năm học trực tuyến. Đó là việc Thành đoàn - Hội Sinh viên - Hội đồng Đội TP. Hà Nội phối hợp với tổ chức giáo dục Blacasa Việt Nam khởi xướng dự án cộng đồng "Áo xanh sư phạm tới trường", nhằm hỗ trợ học tập miễn phí cho học sinh tại các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội.

Dự án được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 diễn ra từ tháng 5 đến hết tháng 6, tập trung vào khối học sinh lớp 9 ôn thi, ở các trường thuộc hai quận Hai Bà Trưng và Cầu Giấy. Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 1/7 sẽ áp dụng cho các quận tại Hà Nội, hỗ trợ ôn tập hè cho học sinh cấp 1, cấp 2 bị hổng kiến thức trong năm học.

Dự án hỗ trợ học tập theo hình thức dạy kèm miễn phí trong vòng 10 buổi học. Dự kiến, dự án sẽ tiếp tục triển khai mở rộng tại hơn 100 trường tiểu học và trung học cơ sở tại Hà Nội trong 3 tháng, từ tháng 7 đến hết tháng 9.

Ngoài việc bảo đảm những sân chơi bổ ích, trau dồi kiến thức cho trẻ em thì một niềm trăn trở nữa của phụ huynh là mùa hè, làm sao các con vui chơi mà vẫn có thể thu nạp những kiến thức mới; có những điểm thăm quan hấp dẫn để trẻ em vừa chơi vừa học trong dịp hè này?

Câu trả lời chính là các trại hè. Trại hè là một trong những môi trường tốt giúp trẻ có cơ hội giao lưu, học hỏi, tham gia các hoạt động trải nghiệm thú vị để từ đó các em vừa tích lũy thêm kiến thức vừa học cách trưởng thành khi không có cha mẹ ở bên cạnh.

Mỗi năm đều có một lượng lớn các trại hè xuất hiện với các hình thức tổ chức và nội dung khác nhau như: Trại hè tiếng Anh, trại hè kỹ năng sống, trại hè tham quan, dã ngoại, trại hè nghệ thuật; trại hè quân đội... Tùy theo thời gian và cách thức tổ chức mà các chương trình trại hè này có thể được phân chia thành một số loại như: Trại hè ngắn ngày, trại hè dài ngày, trại hè bán trú...

Qua một thời gian hoạt động, đa phần người dân nhận định các mô hình trại hè đã mang đến cho các bạn nhỏ nhiều thay đổi. Trước hết, các bé có nơi để vừa học, vừa chơi trong kỳ nghỉ. Song song với đó là giúp trẻ trau dồi kỹ năng như tự lập, làm việc nhóm; giúp trẻ tự tin, năng động hơn..

Có thể thấy, hè là một dịp rất ý nghĩa với trẻ en. Thời điểm này, các em có thể hoàn toàn "cách ly" sách vở mà không chịu bất cứ sức ép nào. Do đó, với tình cảm thương yêu và trách nhiệm, các phụ huynh nên hạn chế gò ép con mình vào việc học mà hãy dành cho trẻ em những ngày hè đúng nghĩa.


Theo Diệu Anh (chinhphu.vn)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.