“Dế mèn” sa ngã

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 21-11-2011, sau buổi kiểm tra 15 phút đầu giờ, cô giáo chủ nhiệm lớp 8/2 mới tá hỏa vì thấy thiếu vắng cùng lúc 4 học sinh. Cô vội gọi điện về cho các phụ huynh. Phụ huynh hoảng hốt tìm kiếm, nhưng đều bặt vô âm tín. Đâu ai biết, bốn chú “dế mèn” đã bắt đầu cuộc “phiêu lưu” trên chuyến xe vào TP. Hồ Chí Minh.

Bốn học sinh ấy là Nguyễn Công Nguyên, Mai Hà Anh Khoa, Nguyễn Văn Hiền và Đinh Ngọc Lợi đang học lớp 8/2 Trường THCS Bùi Thị Xuân, phường Yên Thế, TP. Pleiku.

Ước mơ “dế mèn”

Nguyên lớn lên giữa vùng quê nghèo, nhìn đâu cũng chỉ thấy cánh đồng lúa, vườn rau và những rẫy cà phê. Nhà Nguyên có 1 ha cà phê ở xa, bố mẹ quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Mẹ của em-chị Hoa, hàng ngày vẫn chắt chiu từng quả bầu, từng trái cà đắng để đi bán ở chợ đêm Pleiku. Thức trắng đêm, chị cũng chỉ kiếm được những đồng tiền còm cõi trang trải cho cuộc sống gia đình. Nguyên ít nói, hiền lành, đôi mắt sáng long lanh qua cặp kính cận dày cộm nhìn rất thư sinh. Cô Võ Thị Thành-cô giáo chủ nhiệm của Nguyên nhận xét: “Nguyên là học trò ngoan, hiền, học khá nhưng bỗng từ tháng 11 thì…”. Bố mẹ cặm cụi kiếm tiền, bẵng đi một thời gian, Nguyên kết thân với đám bạn: Hiền, Khoa, Lợi.

Niềm vui của Nguyên ngày đoàn tụ với gia đình. Ảnh: L.V.N
Niềm vui của Nguyên ngày đoàn tụ với gia đình. Ảnh: L.V.N

Trong số đó, Lợi lớn hơn các em 1 tuổi và luôn tỏ ra chững chạc, trưởng thành hơn. Lợi chơi nhiều, tiếp xúc nhiều với những người bạn lớn hơn ở TP. Hồ Chí Minh về. Thấy bạn bè rủng rỉnh tiền bạc, ăn mặc sành điệu, hút thuốc lá phì phèo, ánh mắt Lợi sáng lên vì thích thú xen lẫn ghen tị. Bố mẹ Lợi cũng đầu tắt mặt tối, những đồng bạc lẻ hàng ngày bố mẹ cho cũng chẳng đủ để “nướng” vào các tiệm internet. Từ đó, cái ý nghĩ về một cuộc phiêu lưu, tự lập, kiếm tiền tiêu xài đã manh nha trong đầu óc của cậu bé mới chớm 15 tuổi.

Ở cái tuổi 14, 15 hiếu động, nhóm của Nguyên bị mê hoặc bởi những trò Game Online hấp dẫn. Em chơi Fifa Online, em chơi Đột kích, có em thì lại là Kiếm thế. “Bộ tứ” này thường xuyên cúp cua học thêm để chui vào quán nét. Hàng tháng vẫn nói dối bố mẹ đi học thêm môn này, môn kia để xin tiền đóng học từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng/tháng. Thế rồi với số tiền đó, các em vung tay sắm đồ “xịn” cho nhân vật game cho bằng bạn bằng bè.

Đi sớm, về khuya. Thường xuyên ngửa tay xin tiền, các em bị bố mẹ la mắng. Nhiều lần như thế, cái tính tự ái nổi lên, cộng với phút giây bốc đồng của tuổi trẻ, sự non nớt, suy nghĩ nông cạn và ước mơ về một thế giới tự do ở TP. Hồ Chí Minh đã khiến các em lập nên một kế hoạch đào tẩu khỏi vùng quê.

Trưa 21-11, sau khi đã gom mỗi em vài trăm ngàn đồng từ tiền học thêm, tiền mừng thầy cô nhân ngày 20-11 cùng vài bộ quần áo, bốn em bỏ lại bốn chiếc xe đạp ở góc chợ Yên Thế, bắt xe vào “thiên đường mơ ước”-TP. Hồ Chí Minh.

Thiên đường hay địa ngục?

Chiếc xe dừng bánh tại Bến xe Miền Đông lúc 3 giờ sáng. Đói. TP. Hồ Chí Minh hiện ra trước mắt các em ồn ào, chật chội, xa lạ và… cô đơn. Ước mơ về một thiên đường phồn hoa như bị dội một gáo nước lạnh. Các em bắt đầu chột dạ, nhưng bởi cái máu nam nhi “hão” và với số tiền 34 ngàn đồng ít ỏi còn trong túi, các em quyết định ở lại.

Thầy Hoàng Duy Bắc-Hiệu trưởng Trường THCS Bùi Thị Xuân: “Chúng tôi đã thường xuyên tổ chức những buổi nói chuyện, nhắc nhở, cảnh báo cho các em học sinh về các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn buôn người. Đối với những em: Nguyên, Hiền, Khoa và Lợi, nhà trường đã yêu cầu các em làm bản kiểm điểm và giúp đỡ các em hòa đồng trở lại với các bạn bè cùng lớp. Hy vọng đây sẽ là bài học đắt giá cho các em cũng như các học sinh khác.

Đang ngơ ngác, dáo dác chưa biết nên đi đâu, làm gì thì các em bỗng gặp một gã đàn ông. Gã biết các em là ai. Gã cho các em ăn uống no nê và sau đó dẫn các em đến một quán phở ở quận Bình Tân nói là sẽ tìm việc làm cho. Đến nơi, gã đàn ông kia nhận được một số tiền từ chủ quán phở và lại ra đi. Từ đây, Nguyên và Hiền ở lại làm việc cho quán phở đó, còn Khoa và Lợi, mỗi em được phân đi một quán khác.

Ngày đầu tiên, Nguyên và Hiền bị chủ quán tịch thu điện thoại, cầm dao đe dọa: “Tụi bay mà bỏ trốn, tao chém !”. Trong quán cũng có nhiều người phục vụ khác, nhưng không ai dám cho các em mượn điện thoại, vì sợ chủ quán biết. Thế là các em lầm lũi, cặm cụi bưng bê, lau chùi, rửa chén bát. Quán đông khách, hai em luân phiên nhau, em này làm ca ngày, em kia làm ca đêm. Ca ngày đã mệt, ca đêm còn mệt gấp bội phần. Đang tuổi ăn, tuổi ngủ mà nửa đêm bị dựng dậy bưng bê lau chùi. Suốt từ 12 giờ đêm-7 giờ sáng, nhiều lúc hai em tưởng gục ngã.

Cứ thế, đến ngày thứ 8, chủ quán thương cảnh những đứa bé tội nghiệp nên cho phép gọi người nhà vào đón. Bốn đứa trẻ được giải cứu sau khi phải trả 500.000 đồng/em. Sau 10 ngày “phiêu lưu ký”, bốn chàng “dế mèn” đã trở về mảnh đất Tây Nguyên đầm ấm. Trong ký ức của Nguyên, Hiền, Khoa, Lợi là bài học đầu đời về cuộc sống. Riêng Lợi, trong những lời kể lại với bạn bè vẫn chứa đựng nỗi sợ hãi: “Buổi tối, mấy anh nhân viên quán tao hay vác dao đi đánh nhau, chém nhau, kinh lắm”. Không ai hình dung nổi, nếu người nhà không kịp đến giải cứu Lợi, rồi chuyện gì sẽ xảy ra với em. Cũng như Nguyên, Hiền, Khoa…

Văn Ngọc
 

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.