Để mất 4ha rừng phòng hộ, phó chủ tịch xã bị đình chỉ công tác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
4 ha rừng phòng hộ chỉ cách trụ sở UBND xã chưa tới 1km bị phá trắng nhưng hơn một năm sau, lực lượng quản lý bảo vệ rừng mới phát hiện. Công an huyện đã vào cuộc để điều tra làm rõ vụ phá rừng nghiêm trọng này.
Cả cánh rừng thông bị cưa sạch
Cả cánh rừng thông bị cưa sạch
Ngày 30/8, nguồn tin từ UBND huyện Đam Rông (Lâm Đồng) cho biết: huyện đã đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Hoàng Trần Phú Hưng, Phó Chủ tịch UBND xã Phi Liêng, kiêm trưởng ban lâm nghiệp xã, vì đã để xảy ra phá rừng trên địa bàn với diện tích lớn.
Nhiều cây thông lớn bị lóc vỏ quanh thân cho chết dần
Nhiều cây thông lớn bị lóc vỏ quanh thân cho chết dần
heo ông Lê Văn Tân, Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Phi Liêng, cơ quan công an đã mời một cán bộ của Ban là ông Nguyễn Công Thức lên làm việc vì trong thời gian ông Thức được tạm giao quản lý TK 216 đã xảy ra vụ phá rừng nêu trên. Ban QLRPH Phi Liêng cũng  yêu cầu ông Thức giải trình và viết kiểm điểm.
Sau quá trình khoanh vùng, Công an huyện Đam Rông vừa bắt một đối tượng trú tại xã Phi Liêng để điều tra làm rõ vụ phá rừng nghiêm trọng này.  
Trước đó, báo Tiền Phong đưa tin, tại lô d, khoảnh 6, tiểu khu 216, hàng trăm cây thông bị cưa hạ trơ gốc, một số cây còn rỉ nhựa. Thông bị cưa ra nhiều lóng rồi gom thành từng đống để đốt, nhiều gốc cây đường kính từ 20 - 60 cm cũng bị đốt cháy để phi tang.
Cả vạt rừng bị đầu độc đang chết, héo khô dần
Cả vạt rừng bị đầu độc đang chết, héo khô dần
Theo thống kê của Ban QLRPH Phi Liêng, có 459 cây thông 3 lá đường kính từ 20 - 60cm bị cưa hạ, 556 cây khác bị ken hoặc khoan lổ đổ hóa chất (thuốc diệt cỏ…) vào cho chết khô. Phần lớn diện tích rừng bị tàn phá tại khu vực này là rừng trồng từ năm 1997.  
Kim Anh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.